Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin cho biết cách trồng gừng trong túi nhựa?
Theo một số nhà khoa học cho biết để trồng gừng trong bao nylon đạt năng suất và chất lượng cao, bạn cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn gừng giống không nên quá to nhưng phải già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh. Muốn gừng lên đều cần ủ giống cho nảy mầm trước khi trồng.
Về cách trồng gừng trong bao chúng tôi tóm gọn lại như sau: Dùng bao nylon đen, hoặc vỏ sọt tre…) đáy bao đục 6 – 8 lỗ. Dùng tro trấu, đất, phân trộn đều theo tỷ lệ 3 trấu + 2 đất + 1 phân chuồng hoai mục, sau đó cho vào bao. Củ gừng giống sau khi ủ lên mầm được trồng trực tiếp vào bao. Chăm sóc thì chỉ cần tưới nước và bón thêm 2 lần phân. Tỷ lệ trấu, đất còn tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu tại từng địa phương mà tăng giảm cho hợp lý.
Lần đầu, cách thời gian trồng từ 30 đến 45 ngày. Mỗi bao gừng bón 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào một lớp hỗn hợp chất hữu cơ dày khoảng 20 cm với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 3 tro trấu. Lần 2, cách thời gian bón lần một 60 ngày. Mỗi bao bón thêm 1 thìa phân NPK quanh gốc. Sau đó cho thêm vào bao một hỗn hợp chất hữu cơ với tỷ lệ 1 phân chuồng hoai mục + 1 đất + 4 trấu.
Việc phòng trừ sâu bệnh cho gừng cũng đơn giản, bao nào bị sâu bệnh    đem ra cách ly, khỏi khu trồng gừng không để lây lan. Cái hay của cách trồng gừng trong bao là bất cứ ở đâu, chổ nào, từ thôn quê đến đô thị đều trồng được cả. Bao gừng đặt dưới đất hoặc trên giàn, trên kệ, dưới tán cây, ven lối đi, bất cứ chỗ nào mà diện tích không dùng cho sản xuất đều có thể đặt bao gừng giống để trồng. Đặc biệt là dễ di chuyển khi cần thiết để tránh sự bất lợi của thời tiết (mưa ngập, nắng hạn).
Thường mỗi củ gừng giống khi trồng chỉ nảy từ 3 – 4 nhánh con, nhưng với cách trồng trong bao, gừng nảy rất nhiều nhánh. Mỗi nhánh là một củ gừng, sau 9 – 10 tháng có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 kg củ/bao, có nơi lên đến 3 – 4 kg/bao. Tổng chi phí đầu tư ban đầu cho 1 ha so với lúc thu hoạch, trung bình người dân có thể lãi từ 80 – 300 triệu đồng tùy vào giá thị trường.
 
Nguồn: khuyennongtphcm.com
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình