Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách cải tạo chuồng để nuôi 6 con heo trên nền đệm lót? Và cho biết cách để làm đệm lót sinh học?
1.Thiết kế chuồng nuôi:
- Chuồng cải tạo nên để lại 1/3 xi măng để làm chổ cho heo chống nóng, còn lại đào sâu xuống khoảng 70cm để làm đệm lót chuồng.
- Diện tích đệm lót 1,5 m2/con, tổng diện tích đệm lót là 9m2
2. Cách làm đệm lót sinh học (cho 9m2 chuồng, đệm lót dày 60cm)
* Nguyên liệu làm đệm lót: 
- Mùn cưa (mụn dừa...) : 450 kg
 - Vỏ trấu:   : 450 kg
- Bột bắp   : 9 kg
- Men Balasa No.1  : 1 kg
* Tạo dịch men và hỗn hợp bột
- Tạo dịch men: trước khi làm đệm lót 24 giờ ta tiến hành làm dịch men. Trộn đều 0,5 kg chế phẩm Balasa No.1 với 6 kg bột bắp, thêm nước cho đủ 90 lít, để 1-2h sau đó dùng nắp đậy kín lại để tạo men.
- Tạo hỗn hợp bột: Trước khi làm đệm lót 5 giờ. Lấy 0,5 kg chế phẩm Balasa No.1 trộn với 3 kg bột bắp còn lại, sau đó cho 2 lít dịch men tạo ở trên vào, trộn cho ẩm đều, cất vào chổ ấm để dùng sau.
1. Cách làm đệm lót 
Bước 1: Đổ 30cm lớp trấu lên nền chuồng, phun đêu nước sạch bằng vòi sen, ẩm độ đạt 40% (khoảng 200 lít nước sạch). Làm phẳng, tưới đều 45 lít dịch men (đã  làm ở trên) lên lớp trấu.
Bước 2: Đổ tiếp 30cm lớp mùn cưa (hoặc mụn dừa,..) lên trên lớp trấu, phun nước sạch, độ ẩm 20% khoảng 100 lít nước là được ( mùn cưa hoặc mụn dừa thấm nước trở nên sẫm màu, nắm chặt có cảm giác ướt tay).
Làm phẳng bề mặt sau đó rải nốt 3 kg hỗn hợp bột (làm trước đó 5 giờ) lên bề mặt lớp mùn cưa, dùng tay trộn cho đều.
Bước 3: Tưới đều 45 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa (mụn dừa...)
Bước 4 : Đậy kín toàn  bộ bề mặt bằng bạt. Quá trình lên men sẽ được thực hiện.
* Sự lên men 
- Thời gian 1-2 ngày đầu lên men mạnh, nhiệt độ trong lớp đệm tăng cao
- Sau 2 - 5 ngày: nhiệt độ hạ dần. Giữa lớp đệm khoảng 40oC, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là men đã có tác dụng 
- Sau khi lên men kết thúc: quá trình lên men kết thúc sau 6 ngày, tiến hành bỏ bạt phủ, xới tơi bề mặt lớp đệm, để thông khí trong vài giờ là có thể thả heo được. 
3. Những điểm cần chú ý trong sử dụng và bảo dưỡng đệm lót
* Đảm bảo độ ẩm
 - Luôn giữ tầng trên cùng độ ẩm 20% (nắm chặt có cảm giác ướt tay)
 - Không để đệm lót bị ướt, nếu ướt cần bổ sung chất đệm lót khô.
- Ngược lại khi thấy đệm lót quá khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương.
* Đảm bảo sự tơi xốp
- Xới tơi đệm lót sâu 15 cm hàng ngày
- Tránh để heo đi phân tập trung một chổ.
- Trường hợp đệm lót bị lún 30-40cm, cần bổ sung thêm chất độn (trấu).
* Chống nóng
- Dùng quạt
- Phun sương nếu thấy trời nóng
- Xới đảo 15–20cm bề mặt đệm lót chuồng mỗi ngày trước buổi trưa.
Cách làm mới đệm lót sau mỗi lứa nuôi
Sau mỗi đợt nuôi, thay 1/3 lớp đệm ở trên bằng lớp đệm mới, cách làm lớp đệm mới tương tự như làm ở bước 2,3 nhưng số lượng ít hơn. Khoảng 2,3 ngày sau khi thay thế lớp đệm mới là có thể thả lứa heo nuôi kế tiếp được. 
Nếu  đệm lót được quản lí và bảo dưỡng tốt có thể sử dụng được 2 - 3 năm.
Ngoài ra, đệm lót sau khi sử dụng được xem như là nguồn phân sạch, có giá trị dinh dưỡng cao và dễ hấp thu đối với cây trồng. Nên được các nhà làm vườn mua để dùng làm phân bón.
Nguồn: khuyennongtphcm.com
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình