Do mô tả triệu chứng không rõ ràng nên khó xác định chính xác bệnh của cây. Tuy nhiên trên cây ớt có một số bênh hay gặp trên lá như:
1. Thán thư trên lá
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra với các triệu chứng: Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu. Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.
Trị bệnh: có thể dùng các thuốc đặc trị như Thio M 70WP, 500FL, Mexyl MZ 72WP.
2.Bệnh đốm lá (đốm mắt cua, đốm mắt cua)
Bệnh do do nấm Cercospora capsici gây ra với các triệu chứng: Đốm bệnh trên lá có dạng đặc trưng hình tròn, viền nâu đậm, tâm màu xám nhạt, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Ngoài lá vết bệnh còn thấy xuất hiện trên thân, cuống hoa. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, lây nhiễm càng nhanh, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển. Trên ruộng, bệnh có thể phát hiện được sau khi nhiễm 2 – 3 ngày. Bệnh thường gặp trên các cây ớt gìa, cây giai đoạn bén rễ hồi xanh.
Trị bệnh: Có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Mexyl MZ 72WP, Dipomate 80WP. Bệnh nặng phun 5 – 7 ngày / lần.
3. Bệnh đốm lá vi khuẩn: (bệnh rụng lá, bệnh rỉ sắt….)
Bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas Campestris với các triệu chứng: trên lá vết bệnh có hình tròn hoặc bất định; vết bệnh thường xuất hiện ở rìa lá, có màu xanh nhạt và nhũn ướt. Các vết ở phiến lá thường màu vàng và có thể liên kết với nhau làm cho lá bị vàng và rụng rất nhiều.
Trị bệnh: Có thể dùng các loại thuốc đặc trị Kasuran, Kocide hoặc Champion.
Trong trường hợp cây ớt nhà bạn không giống các hiện tuợng mô tả như trên, thì có thể cây bị rụng lá sinh lý khi đó bạn cần bổ sung thêm Kali và các loại phân trung vi lượng để khắc phục.
|