Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách xử lý khi bón nhiều đạm cho cây hồ tiêu? Nên bón loại gì để giảm cho cây khỏi bị héo?
Theo chúng tôi có một vài vấn đề cần trao đổi với bạn như sau:
 1. Cách chăm sóc hồ tiêu: Hồ tiêu là cây trồng thích ẩm mà không chịu được úng. Muốn có một mô hay hốc ẩm mà không úng thì mô đất phải có nhiều chất hữu cơ, để tơi xốp, gia tăng sự thoát nước mà lại giữ nước tốt. Do đó, hàng năm nên có kế hoạch tăng dần kích thước của mô hay hốc bằng cách dùng lớp đất mặt tốt, có nhiều chất hữu cơ cộng thêm với phân chuồng, phân rác mục, tro trấu để đắp thêm cho mô hay hốc gia tăng diện tích hoạt động của bộ rễ. Việc tưới nước trong mùa khô là rất cần thiết giúp cho cây phát triển tốt, trái no tròn. Ngoài việc tưới nước, việc tủ gốc cho hồ tiêu trong mùa nắng để giữ ẩm và khơi ra trong mùa mưa để tránh úng là rất cần thiết. 
Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch cần vệ sinh vườn hồ tiêu, nên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh hại, những cành già cỗi, thu gom lại và đem đốt bỏ. 
- Lượng phân bón tùy thuộc vào đất, giống và tuổi cây, trong đó phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng và tỷ lệ NPK phù hợp cho cây tiêu là (2:1:4). Lượng phân khoáng có thể chia làm 4 lần bón. Lần 1 giúp cây phục hồi sau thu hoạch, lần 2 giúp thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa lần 3 và 4 nhằm tăng đậu quả và nuôi quả. Lượng phân bón hàng năm còn phụ thuộc vào mật độ và khoảng cách trồng: 10 kg phân chuồng, 4 kg phân hữu cơ vi sinh 300 - 400 gr urê, 450 - 600gr super lân, 200 - 250gr clorua kali và 200 - 300gr vôi/gốc/năm tương đương 300 - 400kg N, 150 - 200kg P2O5 và 250 - 400kg K2O/ha/năm. Phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, lân vôi, 1/4N và 1/4K được bón sau khi thu hoạch, lượng N và K còn lại chia làm ba lần bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa.
* Lượng bón và cách bón như sau: 
+ Khi thu hoạch đợt gần chót, xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân và vùi lấp phân lại. Lượng phân cho mỗi nọc: 10kg phân chuồng hoai, lân, vôi. 1/4N  và 1/4K, sau 5 - 7 ngày tiến hành bón 2 - 4 kg phân hữu cơ vi sinh và tưới phân vi sinh đất theo liều lượng 1 chai 1L cho 1.000L nước phun ướt đất nhằm phục hồi hệ vi sinh vật đất.
 + Lần 2 - Trước khi ra hoa rộ: bón 0,1 - 0,15kg N và nọc. 
Phun phân vi sinh phun lá 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày để ngừa nấm bệnh. Cách phun: phun lần 1 với dung dịch dinh dưỡng pha 1 chai 500ml với 250lít nước phun ướt đều lá cây, phun khoảng 400 – 500lít dung dịch/ha. Sau 5 ngày pha 1 chai 500ml dung dịch vi sinh với 250lít nước phun ướt đều thân lá cây. 10 ngày sau phun lập lại. 
Lưu ý: sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh cách các loại phân, thuốc hóa học 5 – 7 ngày và luôn giữ đất ẩm sau khi bón, tưới.
+ Đợt 3 - Sau khi lứa quả đậu trái: 0,4 - 0,5kg NPK15 – 10 - 15 nọc 
+ Đợt 4 - Nuôi quả (khoảng 2 - 3 tháng sau đợt bón thứ 3): 0,4 - 0,6kg NPK 15 – 10 – 15.
* Trường hợp cây tiêu của bạn bị héo có các loại bệnh hại tiêu như: 
Bệnh chết chậm: Bệnh do các nấm Fusarium và Pythium gây hại. Cây tiêu bị hại lên chậm hoặc bị khựng lại, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển chậm, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm hồ tiêu héo dần và chết. Khi quan sát gốc cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm ta thấy gốc rễ thâm đen, hư thối, có khi thấy chất nhầy. Để phòng ngừa bệnh chết nhanh và chết chậm cần thực hiện các biện pháp sau: Trồng giống kháng bệnh. Cắt xén bớt dây tiêu mọc quá nhiều để vườn tiêu thông thoáng, khô ráo, nhất là các nhánh gần mặt đất. Bón phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh gà có chứa một số chủng loại nấm như Trichoderma, Streptomyces, Bacillus…..có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nấm bệnh. Trồng đúng khoảng cách, nhặt dây và lá bị bệnh đem đốt. Dùng thuốc hạt Basudin diệt tuyến trùng trong đất. Vào đầu và cuối mùa mưa nên dùng Aliette nồng độ 2,5 g/lít hoặc các loại thuốc có gốc đồng như Bordeaux hay Copper-zinc 85WP để xịt 1 - 2 tuần/lần. 
Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm gié, trái rụng nhiều. Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước. Bón phân cân đối đầy đủ trung vi lượng và các loại phân vi sinh. Mô hay hốc có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp. Khi bị bệnh có thể dùng Manzate 80WP, Mancozeb 80WP hay Antracol 70WP để phun xịt cho cây. 
Biện pháp hiện nay để ngăn ngừa một số loại bệnh là dùng giống hồ tiêu có khả năng chống lại các bệnh phổ biến do nấm Phytophthora gây hại.
Khi bón nhiều đạm cho cây hồ tiêu để giải độc cho cây bạn cần tưới thật nhiều nước/ gốc để giảm nồng độ đạm xung quanh gốc tiêu giúp cây hồi phục lại bộ rễ.
Nguồn: khuyennongtphcm.com
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình