Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết bệnh cúm gia cầm truyền lây bằng cách nào?
Theo 2 cách chính:
- Truyền trực tiếp giữa con mắc bệnh và con khoẻ mạnh qua tiếp xúc với phân, chất tiết hô hấp, đồ vật ô nhiễm.
- Truyền gián tiếp thông qua không khí do gió đưa bụi phân có chứa virus đi xa, dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, phân rác, thức ăn nước uống nhiễm mầm bệnh.
Thực tế xảy ra ở các ổ dịch là do mua gà mắc bệnh ở chợ về nuôi hoặc ăn hoặc mua ngan giống về nuôi, hoặc người tiếp xúc với gà mắc bệnh nhưng không được khử trùng tay chân, quần áo, giầy dép trước khi rời khỏi ổ dịch.
Chim hoang dại, đặc biệt là các loài thuỷ cầm di cư như vịt trời, ngỗng trời, cò, diệc, sâm cầm có thể mang virus H5N1 trong cơ thể mà không có biểu hiện lâm sàng của bệnh và có thể truyền H5N1 cho gia cầm. Vì vậy cần tìm mọi cách để không cho chim hoang dại trà trộn vào đàn gia cầm. Vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á nằm trên đường di cư của các loài thuỷ cầm nên dễ có nguy cơ bị lây dịch.
Virus H5N1 có khả năng nhân lên trong cơ thể lợn và lợn có thể trở thành phương tiện để truyền H5N1 sang người. Không nên cho gia cầm và lợn tiếp xúc với nhau.
Đã phát hiện được virus H5N1 trong trứng và thịt gia cầm. Gia cầm mắc bệnh bị làm thịt cũng là một nguồn truyền nhiễm nguy hiểm vì virus H5N1 sống được trong máu và thịt tươi đông lạnh lâu đến 3 tuần.
Virus có trong máu, các hạch lâm ba, các phủ tạng, phân, nước tiểu, nước dãi của động vật mắc bệnh virus cúm H5N1, ở người cũng có trong máu người lúc sốt, dịch tiết hô hấp của người bệnh.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình