Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết vai trò, giá trị dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi gà?
Nguyên liệu của thức ăn chăn nuôi có từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng cần đánh giá được vai trò của từng chất dinh dưỡng nhằm đảm bảo sự cân đối và an toàn cho thức ăn chăn nuôi.
- Chất đạm (protein) trong thức ăn chăn nuôi: Là chất quan trọng và đắt tiền nhất trong số các chất, nó chiếm khoảng 15- 25% trong khẩu phần. Protein là hợp chất hữu cơ quan trọng của sự sống mà không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Tất cả các sản phẩm thịt trứng gia cầm đều được cấu tạo từ protein. Nếu thức ăn không đủ lượng protein cần thiết thì năng suất chăn nuôi sẽ giảm.
Các nguyên liệu chứa nhiều protein là bột cá nhạt, bột thịt, bột sữa, bột tôm, tép, khô đậu tương, khô dầu đậu xanh, khô lạc,... Đạm động vật không nên đưa vào nhiều vì giá thành đắt. Gà giống công nghiệp lớn nhanh cần nhiều đạm hơn gà ta do đó giá thành thức ăn cho gà ta rẻ hơn thức ăn cho gà công nghiệp.
Chú ý: Không nên dùng bột sữa vì gà không có men tiêu hóa sữa nên ít hấp thụ được sữa, sữa không tiêu nên gây thôi phân và dễ bị ỉa chảy. Gà con cần nhiều đạm động vật hơn gà lớn. Gà nuôi thịt nên dùng ít đạm động vật để giảm giá thành thức ăn, giảm giá thành thịt trứng.
Sử dụng đạm thực vật vừa rẻ tiền, giá thành thức ăn thấp vừa làm thịt gà thơm ngon hơn. Nếu dùng khô dầu đậu tương nên rang chín trước khi phôi trộn để triệt tiêu men ngăn cản tiêu hóa. Đặc biệt chú ý khi sử dụng đạm thực vật không được để mốc. Nếu sử dụng nguyên liệu mốc sẽ gây nhiều tác hại làm cho gà bị ỉa chảy, hỏng gan, chậm lớn.
- Chất tinh bột (gluxit), chuyển hóa thành phần mỡ, cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hóa vật chất và vận động. Tinh bột chiếm 60 - 70% trong khẩu phần thức ăn của gà. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp tinh bột là ngô, gạo, thóc, cám, khoai, sắn.
Chú ý: Trong sắn có nhiều chất đường nhưng ít chất đạm và có thể còn có chất độc và dễ bị nấm mốc nên chỉ thay thế được một phần chất bột, đặc biệt không nên sử dụng bột sắn cho gà con ăn.
- Chất béo cũng tạo năng lượng nhưng chủ yếu để tạo mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gà cần rất ít. Đối với gà con chỉ cần dưới 4% (Nếu cao hơn sẽ khó tiêu, dễ bị ỉa chảy); gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5%; đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn một chút.
- Chất khoáng và vitamin cũng là thành phần không thể thiếu đối với gia cầm và dễ bổ sung. Lượng chất khoáng cần thiết cho gà con và gà hậu bị là khoảng 2 -1 3% và 4 - 7% ở gà đẻ. Đối với gia cầm chỉ cần bổ sung premix khoáng và premix vitamin là đủ khoáng. Đối với gà chăn thả tự chúng có thể kiếm được chất khoáng từ đá cát sỏi. Muôn bổ sung vitamin chỉ cần cho gà ăn thêm rau xanh và cỏ xanh tươi là đủ.
- Chất xơ có tác dụng làm nở diều, kích thích co bóp dạ dày (diều), ruột và tạo khuôn cho phân. Tỷ lệ dùng chất xơ là 2 - 5% trong khẩu phần thức ăn. Nguồn chất xơ chủ yếu là bột cỏ, ngoài ra còn có bột vỏ lạc, cám gạo, khô đậu tương.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình