Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Cây cà chua có hiện tượng như sau: trên những lá già ban đầu xuất hiện những vết hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen. Sau đó cứ lớn dần lên, có những đốm lớn cỡ móng tay. Ở ngoài cùng của những đốm này có quầng vàng nhỏ. Nếu nặng lá có thể bị chết khô. Tại những chỗ phân nhánh cũng bị những vết tương tự, làm cho cành bị gãy rồi chết. Xin cho biết nguyên nhân và cách hạn chế?
Qua mô tả, thì hiện tượng trên cây cà chua là triệu chứng của bệnh đốm vòng. Bệnh này do nấmMacrosporium solani gây ra. Bệnh xuất hiện khá phổ biến ở các vùng trồng cà chua ở nước ta. Nấm bệnh có khả năng suất hiện và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây cà chua, nhưng nguy hiểm nhất vẫn là gây chết hàng loạt cây con ở vườn ươm. Trên cây trưởng thành chúng làm giảm trọng lượng và số lượng trái.
Bệnh có thể gây hại trên cả lá, thân cành và cả trái.
- Trên lá: Bệnh xuất hiện đầu tiên trên những lá già. Ban đầu bệnh chỉ là một đốm rất nhỏ hình tròn hoặc hình bầu dục, màu nâu đen. Trên mặt vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm, sau đó phát triển rộng dần, đường kính có khi tới 1­2cm. Trường hợp nặng nhiều vết hòa lại với nhau tạo thành những mảng lớn vô định hình. Đường ranh giới giữa chỗ bệnh và không bị bệnh là một quầng màu vàng nhỏ.
- Trên thân cành: vết bệnh có hình bầu đục hơi lõm xuống, chỗ phân nhánh thường dễ bị bệnh gây hại làm cho nhánh dễ bị gẫy, chết héo khô.
- Trên quả: vết bệnh thường ở gần núm quà, tai quả, lúc đầu nhỏ sau lớn dần, lõm xuống và cũng có các vòng đồng tâm. Trên vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu đen mượt như nhung bao phủ.
Nguồn bệnh có thể tồn tại trong hạt giống, trong tàn dư của cây bị bệnh trong đất hoặc trên một số loại cây thuộc họ cà như khoai tây, các loại cà pháo, cà bát, cà tím... Chúng có thể tồn lưu khoảng trên một năm, sang năm sau sinh sản bào tử phân sinh, đây là nguồn bệnh đầu tiên trên
Nấm bệnh xâm nhập vào trong cây thông qua các lỗ khí không, qua các vết thương cơ giới, hoặc trực tiếp qua biểu bì. Nấm có thể xâm nhập vào trong cây ở nhiệt độ 13 độ C, nhiệt độ càng cao sự xâm nhập càng dễ dàng. Nếu trời có mưa hoặc sương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan nhanh chóng.
Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Sau khi thu hoạch thu gom sạch sẽ tàn dư của cây cà chua (kể cà những cây thuộc họ cà như đã nói ở phần trên, nếu có), đưa ra khỏi ruộng và tiêu hủy.
- Sử dụng những giống chông bệnh như: HP5, CS1, MV1...
Trước khi gieo xử lý hạt giống bằng nước nóng 3 sôi + 2 lạnh, hoặc bằng thuốc Score 250EC với lượng khoảng lcc cho một kg hạt giống.
- Tăng cường bón bằng phân chuồng đã được ủ mục. Bón cân đối giữa Đạm, Lân và Kali, nhớ tăng cường Kali để giúp cây chống chịu được với bệnh tốt hơn.
- Không nên trồng cà chua và các cây họ cà liên tục trong nhiều năm trên một mảnh ruộng. Sau khi trồng được 1-2 năm nên luân canh với cây trồng khác, nếu điều kiện cho phép nên luân canh với cây trồng nước như lúa, rau muống...
Kiểm tra ruộng cà chua thường xuyên, khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng một trong những loại thuốc sau đây để phun xịt định kỳ khoảng 7-10 ngày/1 lần: Antracol 70WP; Zineb Bul 80WP; Mirage 50WP; Mancozeb 80WP; Rovral 50WP; Vimancoz 80BTN... Khi xịt nhớ xịt ướt đều ở tất cả các bộ phận của cây. Về liều lượng và cách sử dụng có thể đọc hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình