Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Ai có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ?

Về nguyên tắc, quyền nộp đơn yêu cầu Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp thuộc về người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí và lao động của mình (tác giả) hoặc bằng chi phí đầu tư của mình (chủ thuê lao động, người thuê nghiên cứu, triển khai khoa học, kỹ thuật thông qua hợp đồng thuê nghiên cứu, triển khai khoa học – kỹ thuật). Cụ thể như sau:

1. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996.

Tác giả là người tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bằng chi phí và lao động của mình hoặc người thừa kế của tác giả.

Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thi hành nhiệm vụ do tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của tổ chức thì: Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về tổ chức giao việc hoặc cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả.

Nếu sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện hợp đồng thuê việc với tổ chức, cá nhân khác thì quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về tổ chức, cá nhân đã ký hợp đồng với tác giả (nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác).

Những người có quyền nộp đơn kể trên có thể chuyển giao quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ cho cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

2. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (khoản 2 Điều 14 Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996)

Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc sẽ sản xuất. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ dùng cho dịch vụ do mình tiến hành hoặc sẽ tiến hành. Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa dùng cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường, nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn. Ví dụ: Cơ sở sản xuất X (có giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp) chuyên sản xuất mặt hàng nhựa, trong đó cơ sở này có sản xuất loại dép mang nhãn hiệu “New Model” nhưng không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu này, thì đại lý Y chuyên bán loại dép này cho cơ sở sản xuất X có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của loại dép “New Model” khi đã được sự đồng ý của cơ sở sản xuất X.

Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.

3. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa (khoản 3 Nghị định số 63/CP).

Xuất phát từ thực tế: Tại một nước, một địa phương có thể có nhiều người cùng được hưởng những yếu tố độc đáo về tự nhiên và con người của nước mình, địa phương mình để sản xuất ra những sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù. Cho nên, bất kỳ cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đang tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm có tính chất, chất lượng đặc thù tại nước, địa phương đó đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm của mình.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài đang là chủ văn bằng bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa do nước ngoài cấp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa do đó để sử dụng cho sản phẩm của mình trên thị trường Việt Nam.

Khác với những người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa không thể chuyển giao quyền yêu cầu nộp đơn cho người khác.

4. Các cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác của Việt Nam có thể trực tiếp thực hiện việc nộp đơn hoặc ủy quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và các thủ tục liên quan. Các vấn đề liên quan đến tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được quy định tại chi tiết tại Chương VI (từ Điều 55 đến Điều 61 Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 và Chương VI Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31-12-1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Công ước Paris hoặc các nước ký kết với Việt Nam các thỏa thuận bảo hộ lẫn nhau hoặc cùng chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan như sau:

Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam hoặc có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam hoặc có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan;

Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt Nam chỉ có thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tiến hành các thủ tục liên quan thông qua người đại diện

Nguồn: Hỏi đáp về pháp luật kinh tế Việt Nam
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình