Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây ăn quả
Cây cam sành mới trồng được khoảng 2 năm, không rõ tại sao gần đây lá bị vàng ở phần thịt lá, nhưng gân lá vẫn còn xanh, ở một số cành những lá mới ra nhỏ lại, thô cứng và mọc chỉa lên trời, rụng sớm. Xin cho biết đó là chứng bệnh gì? Có cách nào để điều trị chúng?
Trên cây cam quýt có khá nhiều loài sâu bệnh gây hại, nhưng biểu hiện những triệu chứng như ở vườn cam nhà bạn, thì cây cam sành nhà bạn đã bị bệnh vàng lá Greening, một chứng bệnh được coi là nguy hiểm vào bậc nhất trên cây có múi biện nay, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trồng cam quýt của châu Á, châu Phi… Bệnh đã làm tàn lụi hàng chục ngàn hécta cây có múi đang cho thu hoạch gây tổn thất rất lớn cho nhà vườn.
Bệnh do vi khuẩn Liberbacter asiaticum gây ra. Khi mới nhiễm, cây thường bị hại cục bộ trên từng cành, trong khi các cành khác không bị bệnh vẫn cho trái bình thường. Biểu hiện của cây bị bệnh là lá bị đốm vàng (vàng khảm) lá già trở lên vàng hay xanh xám hoặc có các đốm vàng trên nền xanh xám.
Những cành được mọc ra từ các cành đã bị bệnh trước đó thì triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện trong quá trình trưởng thành của lá, ở những lá này mức độ biến vàng của chứng cũng có sự khác nhau, tủy theo mức độ của bệnh nặng hay nhẹ, thường thì thịt lá biến vàng, viền mép lá và gân lá màu xanh, nếu bị nặng thì toàn bộ phiến lá biến vàng, chỉ còn lại vài đốm nhỏ màu xanh rải rác.
Lá nhỏ hơn bình thường, dựng đứng như tai thỏ, cứng, giòn, những lá trên đầu cành rụng dần, có khi chỉ còn vài lá già phía dưới, các đọt nhánh bị khô, cây cằn cỗi, còi cọc, ra nhiều bông và ra bông trái vụ.
Rễ kém phát triển, rễ tơ bị thối dần không đảm bảo việc hút nước và dinh dưỡng cung cấp cho cây, nếu nặng có thể làm cho cây bị chết khô.
Khi trái đã lớn cây mới bị nhiễm bệnh thì trái vẫn phát triển bình thường, nhưng vỏ trái chuyển sang màu xanh xám, vàng nhạt, ít bóng. Nếu bệnh xuất hiên sớm từ khi trái còn nhỏ thì trái thường nhỏ, méo mó, biến dạng, cắt đôi trái sẽ thấy trục của trái bị vặn vẹo, ít nước, vị đắng. Hạt lép nhiều và bị thui đen.
Trong nhóm cây có múi, bệnh gây hại trên cây cam quýt nặng hơn trên những cây khác. Bệnh lây lan rất nhanh thông qua môi giới truyền bệnh là con rầy chống cánh (Diaphorina citri) bằng cách rầy chổng cánh chích hút nhựa của cây đã bị bệnh, mang theo dịch vi khuẩn gây bệnh rồi chích và truyền vi khuẩn gây bệnh cho cây khỏe. Ngoài ra bệnh còn lây truyền qua con đường nhân giống vô tính bằng cách chiết nhánh hoặc lấy mắt ghép trên những cây đã bị bệnh.
Khi cây đã nhiễm bệnh thì chỉ còn cách chặt bỏ chứ không thể chữa trị được, vì thế để hạn chế tác hại của bệnh, bạn phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa, đó là phải dùng cây giống sạch bệnh và phòng trị rầy chổng cánh một cách triệt để.
Về cây giống bạn phải chiết nhánh hoặc lấy mắt ghép ở những cây chưa bị bệnh. Muốn chắc chắn bạn nên mua cây giống sạch bệnh ở những cơ sở sản xuất cây giống đáng tin cây.
Đối với rầy chổng cánh bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng trị sau đây:
- Không nên trồng các loại cây kiểng thuộc họ cam quýt như nguyệt quới, cần thăng, kim quýt... (đặc biệt là nguyệt quới) trong hoặc gần các vườn trồng cam quýt, nhất là vườn sản xuất cây giống, vì đây là những cây ký chủ phụ của rầy chổng cánh.
- Trồng một số cây chắn gió như dương, bình linh lá... bao quanh vườn cam quýt, để ngăn chặn rầy từ nơi khác bay đến.
- Nên vận động nhiều chủ vườn trong một vùng rộng lớn cùng xử lý, cắt tỉa cành, điều khiển các đợt ra đọt, lá non tập trung để dễ theo dõi, phát hiện và xịt thuốc trừ diệt rầy kịp thời, tránh cho cây ra đọt, lá non lai rai quanh năm tạo nguồn thức ăn liên tục trên vườn cây cho rầy.
- Kiểm tra vườn cam quýt thường xuyên để phát hiẹn và chăt bỏ kịp thời những cây đã có dấu hiệu bị bệnh đem tiêu hủy trước khi chặt bỏ cây, xịt kỹ một đợt thuốc để diệt rầy, không cho chúng bay sang những cây khác.
- Thực tế cho thấy, những vườn cam quýt có nhiều con kiến vàng (Oecophylla smaragdina) là những vườn có rất ít rầy chổng cách, vì thế nếu có thể được nên bắt thả, nuôi nhân kiến vàng trong vườn. Nhớ phải hết sức cẩn thận khi xịt thuốc vì kiến vàng rất dễ bị chết do thuốc.
- Kiểm tra vườn cam quýt thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non hoặc sau những cơn giống có thể đưa rầy từ nơi khác đến, để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, bằng một trong các loại thuốc như: Applaud 10WP; Applauđ mipc; Trebon 10EC; Bassa 50EC; Bascide 50EC; DC-Tron Plus 98.8EC; Butyl 10WP...
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình