Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản - Cá rô phi
Xin cho biết thế nào là Rô phi đơn tính, Rô phi siêu đực? Cách chuyển giới tính ra sao? Tại sao Rô phi đơn tính và Rô phi siêu đực vẫn đẻ trong ao?
- Rô phi đơn tính (Rô phi toàn đực): là rô phi được xử lý bằng hooc-môn đặc biệt (17α- methyltestosteron), sinh tố C và bột cá. Cách xử lý hooc-môn: Chuẩn bị 1 ao ương (tẩy vôi, nhưng không bón phân, không gây màu nước, không bón phân vô cơ), lọc nước sạch vào ao. Cắm giai cách bờ 1m, chuyển rô phi bột thả vào giai với mật độ: 1 vạn con/m3 nước (10 con/lít). Công thức phối trộn thức ăn như sau: 1kg bột cá + 60mg hooc-môn (hooc-môn đã được hoà trong cồn 96°) + l0gam sinh tố C. Tỷ lệ thức ăn được tính như sau: 5 ngày đầu cho ăn 25% trọng lượng cá trong giai, 5 ngày kế cho ăn 20%, 5 ngày tiếp theo cho ăn 15%, 6 ngày cuối cùng cho ăn 10% trọng lượng cá trong giai. Mỗi lần thay tỷ lệ thức ăn cần phải xác định tổng trọng lượng cá bột. Thời gian cho ăn ít nhất là 4 lần trong ngày. Tỷ lệ Rô phi toàn đực trong giai đạt trên 90%.
- Rô phi siêu đực: Đây là thành tựu thế giới và đã ứng dụng có kết quả ở Việt Nam (bằng phương pháp di truyền). Cá siêu đực khi sinh sản với cá cái cùng dòng cho thế hệ con có tỷ lệ cá đực từ 74 đến 100% (trung bình 96,9%), khi nuôi trong các điều kiện khác nhau, chúng đều thể hiện sinh trưởng tốt. Do tỷ lệ của Rô phi đơn tính và Rô phi siêu đực đều chưa đạt 100%, nên khi nuôi cá thịt, vẫn còn từ 3-10% Rô phi đẻ tự do trong ao. Đó là lời giải tại sao Rô phi đơn tính, Rô phi siêu đực vẫn còn đẻ trong ao.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình