Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin cho biết nguyên nhân và những biện pháp nhằm nâng cao chất chất lượng cá?
Chất lượng cá thịt được đánh giá theo nhiều chỉ tiêu khoa học, trong đó có 3 chỉ tiêu quan trọng nhất là: khối lượng cá thể, tỷ lệ giữa phần ăn được, không ăn được và trị số nhiệt lượng (tính bằng calo). Ngoài ra còn phải chú ý đến khẩu vị của người tiêu thụ. Vậy những yếu tố gì có ảnh hưởng đến chất lượng cá thịt?
- Cá giống là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất có ảnh hưởng đến chất lượng cá thịt. Đàn cá giống có lớn khoẻ mới có thể cho sản lượng cao và chất lượng tốt. Mỗi loài cá nuôi khác nhau có qui cỡ cá thịt khác nhau. Cá nuôi trong ao hồ nhỏ... qui cỡ cá thịt phải đạt đúng tiêu chuẩn ngành mang số hiệu 28.TCN 61-79. mới được gọi là cá hàng hoá (cá thương phẩm). Cá đạt tiêu chuẩn cá hàng hoá sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt.
- Chất và lượng thức ăn trong khi nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt cá. Thức ăn tự nhiêm phong phú đảm bảo cho mỗi loài cá giữ được hương vị riêng. Cá là loại mặt hàng dễ bị ươn. Khi bị ươn chất lượng cá giảm sút rất nhanh, thậm chí phải huỷ bỏ hoàn toàn. Vì vậy biện pháp thu hoạch và bảo quản cá từ khi đánh bắt đến khi vào tay người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thịt cá.
Ở nước la, cá cho sản lượng chủ yếu vẫn là cá mè, cỡ cá giống dùng thả nuôi thành cá thịt còn nhỏ, mật độ nuôi còn tuỳ tiện. Lượng cá tạp còn lớn. Số cơ sờ nuôi cá thịt tập trung ở ta chưa nhiều. Các cấp quản lý hầu như mới nắm đến khâu cá bột, còn từ cá hương, giống tới khâu cá thịt ... hao hụt bao nhiêu thì còn ít quan tâm. Ngoài ra với cách nuôi cá một năm "đầu năm thả, cuối năm thu" cá thịt của ta thường nhỏ còn lâu mới đến giai đoạn cá ngừng lớn để tiến hành khai thác. Tình hình trên, đề ra cho các cơ quan quản lý, nghiên cứu và sản xuất nghề cá những nhiệm vụ cần giải quyết sau đây:
- Phải tuyển chọn cá bố mẹ và ương  nuôi tốt đàn cá giống. Nên chấm dứt tình trạng chỉ chú ý đến giai đoạn cá con, nhất là cá bột. Có thể thông qua giá cả để khuyến khích các cơ sở sản xuất giống bán ra thị trường những cá giống cỡ lớn, có chất lượng tốt để nuôi thành cá thịt.
- Phải tập trung mọi cố gắng để nuôi cá thịt đạt hiệu quả cao vì cá thịt mới là mục đích cuối cùng của nghề nuôi cá. Cố gắng huy động đến mức cao nhất các nguồn phân bón, sử dụng đúng kỹ thuật để phát triển mạnh cơ sở thức ăn tự nhiên của cá, khắc phục tình trạng nuôi "chay".
- Để cá thịt đạt độ lớn kinh tế cần phá bỏ tập quán cũ nuôi cá một năm. Muốn vậy, cần xây dựng những cơ sở  nuôi cá tập trung. Tùy điều kiện tự nhiên và mặt nước, điều kiện dân cư… mỗi huyện cần có quy hoạch cụ thể riêng về việc này.
- Ngoài ra cần tiếp tục xây dựng những quy định về mùa vụ và qui cỡ cá khai thác, kỹ thuật thu hoạch cá, hợp đồng chặt chẽ giữa các cơ sở nuôi cá thịt với các cơ quan hữu quan (vận chuyển, bảo quản, chế biến…) để tránh tình trạng cá ươn hỏng sau mỗi đợt thu hoạch rộ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình