Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết thức ăn chủ yếu của cá mè là gì?
Thức ăn mà cá sử dụng thường là một trong 3 trường hợp sau: Thức ăn ưa thích, thức ăn bắt buộc, thức ăn ngẫu nhiên.
- Thức ăn ưa thích: Là thức ăn chủ yếu của từng loài cá. Ví dụ: Sinh vật phù du là thức ăn ưa thích của cá mè. Cỏ lá, bèo dâu, bèo lấm là thức ăn ưa thích của cá trắm cỏ vv…
- Thức ăn bắt buộc: Là thức ăn cá không thích ăn, cũng phải ăn. Trường hợp trong ao hết các loại rau, bèo, cỏ lá... cá trắm cỏ bị đói lâu ngày, khi có chùm lá xoan rơi xuống ao, cá trắm cỏ phải ăn lá xoan! (ăn để mà sống, tất nhiên là cá không muốn ăn loại lá đắng, độc này).
- Thức ăn ngẫu nhiên: Là loại thức ăn tự đến với cá. Công việc bơi để lọc sinh vật phù du trong nước là nhiệm vụ chính của cá mè (tạo dòng nước vào miệng rồi qua mang, mang giữ lại sinh vật phù du để đưa xuống cơ quan tiêu hoá là ruột), nhưng trong nước lại có bột mì, cám gạo hoặc bột ngô, mang cá mè dày nên giữ lại các chất bột đó (bột mì, bột ngô, cám gạo vào ống tiêu hoá của cá mè không gây hại và cũng có tác dụng nhất định đối với cơ thể cá). Do vậy, khi thấy trong ruột cá mè có cám gạo, bột mì, bột ngô... người ta nói: “cá mè đổi mới tư duy là vậy”.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình