Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi khi nuôi tôm càng xanh thương phẩm, sử dụng loại thức ăn nào tốt nhất? Làm thế nào để biết tôm ăn thiếu hay thừa? Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày là bao nhiêu, cách tính toán như thế nào?
Khi nuôi tôm càng xanh thương phẩm, sử dụng loại thức ăn dạng viên, có hàm lượng protein từ 20-30% là phù hợp nhất, do đặc tính sinh trưởng của loài và thời gian nuôi dài, sử dụng loại thức ăn có hàm lượng protein cao như tôm biển sẽ không hiệu quả (thức ăn có hàm lượng protein càng cao giá càng đắt). Nhưng để nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, tùy theo phương pháp nuôi, điều kiện của người nuôi, sử dụng loại thức ăn cho hợp lý.
Khi nuôi bán thâm canh, mật độ nuôi thấp từ 3-5 con/2, hay nuôi quảng canh cải tiến có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương, tự chế biến cho tôm ăn như cám, gạo, bắp, củ mì, bột cá…nấu lên cho tôm ăn.
Để biết tôm ăn thừa hay thiếu để điều hỉnh cho phù hợp, cách kiểm tra như sau: làm 4 cái vó, diện tích mỗi vó 1m2, đặt 4 góc ao, lượng thức ăn cho vào trong vó bằng 1% lượng thức ăn cho 1 lần ăn, sau thời gian kiểm tra, nếu thức ăn trong vó tôm ăn hết là đủ, nếu thức ăn trong vó tôm ăn không hết là thừa, hôm sau giảm bớt.
Cách tính lượng thức ăn là: sau 20 ngày nuôi dùng chài kiểm tra tôm 4 góc ao, cân số tôm đó, tính trọng lượng trung bình của 1 con, dựa vào tỷ lệ sống ước lượng ở bảng, tính được tồng trọng lượng tôm có trong ao từ đó tính được lượng thức ăn cần cho ăn.
Từ thực tế nuôi rút ra kết quả sụ tăng trọng, tỷ lệ sống theo thời gian nuôi ở bảng dưới đây.
                 Bảng: Tính toán lượng thức ăn (có thể dựa vào bảng này)
Thời gian nuôi (ngày) Trọng lượng trung bình cá thể (gr) Tỷ lệ sống (%) Lượng thức ăn theo % trọng lượng tôm
1-20 4 100 20
21-40 7 95 15
41-60 13 90 10
61-80 22 85 8
81-100 31 80 5
101-120 40 75 4
>121 >50 60-50 3
 
 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình