Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết kỹ thuật ương nuôi tôm càng xanh trong ao và trong bể xi măng?
Tôm càng xanh có thời gian nuôi từ tôm bột thành tôm thương phẩm kéo dài trên 7 tháng nuôi. Để rút ngắn thời gian nuôi, giảm tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi, quay vòng nuôi nhanh phải ương tôm bột thành tôm giống, từ 1-2 tháng, sau đó mới chuyển qua ao nuôi. Khi ương có thể ương trong ao đất hoặc bể xi măng.
Kỹ thuật ương trong ao:
Kỹ thuật xây dựng ao, cải tạo giống như ao nuôi tôm thương phẩm. Các bước tiến hành như sau:
Tháo cạn ao, lấy bớt lớp bùn đen sau một vụ nuôi, sửa chữa lại bờ ao.
Bón vôi: vôi có tác dụng làm thay đổi tính lý, hóa học của ao, chủ yếu là độ pH, độ cứng, độ kiềm, bấu trùng ham số này rất quan trọng trong ao nuôi tôm. Khi bón vôi độ kiềm, độ cứng tăng lên, độ kiềm góp phần ổn định độ pH, độ cứng giúp tôm tạo vỏ dễ dàng cho việc lột xác. Bón vôi còn có tác dụng diệt trùng, loại bỏ các mầm bệnh có sẵn trong ao. Các loại vôi sử dụng bón trong ao gồm: CaO, Ca(OH)2, CaMg(CO­­­­­­­3)2, CaCO­­­­­­­3, cải tạo đáy ao sử dụng CaO hay Ca(OH)2 trong lúc nuôi cần bón thêm để tăng độ cứng và pH chỉ sử dụng CaCO­­­­­­­3 hay CaMg(CO­­­­­­­3)2 dạng bột đá nghiền nhỏ. Số lượng vôi bón ao cũ từ 2-3 tấn/ha, ao mới đào 3-4 tấn/ha.
Cách bón: Đáy ao giữ đủ độ ẩm, rải vôi đều khắp đáy ao (rải xuôi theo chiều gió), sau 3 ngày rải phân chuồng (phân gà, trâu, bò, heo) 3-4 tấn/ha. Dùng bừa hay cào trộn đều vôi, phân chuồng ở mặt đáy ao. Sau đó lấy nước và ao qua lưới lọc 1000micron, độ sâu 0,8-1,0m, sau 15 ngày thức ăn tự nhiên trong ao phát triển, thả giống nuôi.
Trước lúc thả có điều kiện nên kiểm tra xem một số chỉ tiêu sau, các chỉ tiêu có định lượng tốt là: pH 7-8, oxy 4-5mg/lít, độ cứng CaCO­­­­­­­3 40-60mg/lít.
Kiểm tra môi trường ao nuôi có nhiều bọ gạo, sử dụng 3 lít dầu hỏa/1000m2 diệt hết bọ gạo, sau 3 ngày thả giống.
Một số tiêu chuẩn kỹ thuật: diện tích ao ương từ 500-1000m2 dễ quản lý và thu hoạch, độ sâu nước ương trong ao 0,8-1,0m; mật độ ương tùy thuộc vào thời gian ương: 300 tôm bột (PL)/m2 thời gian ương 1 tháng, 150-200 tôm bột/m2 thời gian ương 2 tháng.
Nếu ao ương có bố trí quạt nước hay máy sục khí, độ sâu ao cần đào sâu hơn, khoảng 1,5m, mật độ ương bố trí cao hơn từ 1500-2000tôm bột (PL)/m2, thời gian ương chỉ 30-40 ngày là thích hợp, ương lấu quá tỷ lệ hao hụt cao và tăng trưởng chậm.
Sử dụng thức ăn tồng hợp dạng viên, có hàm lượng protein 35%, cho ăn 4 lần/ngày, thức ăn rải đều khắp ao. Sau 15 ngày nuôi bắt đầu thay nước 2 ngày 1 lần, mỗi lần thay từ 30-50% lượng nước nuôi.
                           Bảng: Thức ăn sử dụng cho 1.000 tôm bột trong 60 ngày ương
 
Ngày nuôi (ngày) Lần cho ăn (kg/lần) Số lượng thức ăn trong ngày (kg)
1 (6 giờ) 2 (10 giờ) 3 (14 giờ) 4 (18 giờ)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 0,2 0,2 0,2 0,2 0,8
2 - - - - -
3 - - - - -
4 - - - - -
5 - - - - -
6 - - - - -
7 - - - - -
8 - - - - -
9 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0
10 - - - - -
11 - - - - -
12 - - - - -
13 - - - - -
14 - - - - -
15 - - - - -
16 - - - - -
17 - - - - -
18 0,3 0,3 0,3 0,3 1,2
19 - - - - -
20 - - - - -
21 0,4 0,4 0,4 0,4 1,6
22 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0
23 0,6 0,6 0,6 0,6 2,4
24 0,7 0,7 0,7 0,7 2,8
25 0,8 0,8 0,8 0,8 3,2
26 0,9 0,9 0,9 0,9 3,6
27 1,0 1,0 1,0 1,0 4,0
28 1,1 1,1 1,1 1,1 4,4
29 1,2 1,2 1,2 1,2 4,8
30 1,3 1,3 1,3 1,3 5,2
32 1,4 1,4 1,4 1,4 5,6
32 1,5 1,5 1,5 1,5 6,0
33 1,6 1,6 1,6 1,6 6,4
34 1,7 1,7 1,7 1,7 6,8
35 1,8 1,8 1,8 1,8 7,2
36 1,9 1,9 1,9 1,9 7,6
37 2,0 2,0 2,0 2,0 8,0
38 2,1 2,1 2,1 2,1 8,4
39 2,2 2,2 2,2 2,2 8,8
40-45 2,3-2,8 2,3-2,8 2,3-2,8 2,3-2,8 9,2-11,2
46-50 2,9-3,4 2,9-3,4 2,9-3,4 2,9-3,4 11,6-13,6
50-55 3,0-3,6 3,0-3,6 3,0-3,6 3,0-3,6 12,0-14,4
56-60 3,3-3,8 3,3-3,8 3,3-3,8 3,3-3,8 12,4-15,2
Kỹ thuật ương trong bể xi măng: xây bể có diện tích từ 10-15m2, chiều cao bể 0,8m, có mái che. Mật độ ương tùy thuộc vào thời gian ương: ương 10-15 ngày 5000 tôm bột/m2, ương 30 ngày 1000-2000 tôm bột/m2
Ương trong bể xi măng thời gian tương tối đa là 30 ngày, ương lâu hơn tôm chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao. Thức ăn có thể sử dụng như ương trong ao, nếu có điều kiện nên sử dụng thức ăn trùn chỉ, loại thức ăn này dễ sử dụng, cho trùn chỉ vào bể, trùn chỉ vẫn sống, theo dõi sức ăn của tôm để tăng giảm hợp lý. Sử dụng trùn chỉ làm thức ăn, tôm ăn rất chóng lớn, nước luôn sạch, giảm được tỷ lệ hao hụt do tập tính ăn thịt lẫn nhau, giảm lượng nước thay hàng ngày từ 20-30%. Cho các viên sỏi vào đáy bể làm giá thể cho tôm trú ẩn lúc lột xác, hạn chế hiện tượng ăn thịt lẫn nhau.
Thực hiên giai đoạn ương có lợi trong nuôi thương phẩm như sau: giảm tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi; thời gian nuôi ngắn; kích thước tôm lúc thu hoạch đạt trọng lượng thương phẩm cao.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình