Tôm là loài giáp xác, cơ thể được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng ki tin bên ngoài, không lớn lên theo sự tăng trưởng của tôm, do đó khi cơ thể bên trong phát triển chật cứng, bắt buộc phải cởi bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sự lột xác của tôm theo chu kỳ nhất định, giai đoạn nhỏ chu kỳ lột xác nhanh hơn giai đoạn lớn, sự dài hay ngắn của từng chu kỳ tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn, thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và số lượng, tôm tăng trưởng nhanh, chu kỳ lột xác cũng nhanh theo và ngược lại. Khi thức ăn không đầy đủ về số lượng và chất lượng, chu kỳ lột xác sẽ kéo dài, đủ thời gian cho rong, tảo bám vào trên vỏ tôm. Khi quan sát tôm phải xem kỹ càng để đánh giá xem do thức ăn chất lượng kém, kéo dài thời gian lột xác hay do bệnh.
Khắc phục hiện tượng này bằng cách: kiểm tra lại chất lượng và số lượng nguồn thức ăn, cho ăn đầy đủ về chất lượng và số lượng, thay nước nhiều tôm lột xác bình thường trở lại, hết rong rêu bám trên vỏ tôm.
|