Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin cho biết quy trình cơ bản sản xuất giống nhân tạo tôm càng xanh?
Trong các quy trình cơ bản sản xuất giống tôm càng xanh gồm các bước sau đây:
Chuẩn bị nuôi tôm bố mẹ: diện tích ao nuôi từ 2000-3000m2, độ sâu nước nuôi 1,2m, có nguồn nước ngọt cung cấp quanh năm, không bị ô nhiễm, bảo đảm một số chỉ tiêu thủy lý hóa cơ bản như: độ pH từ 6,5-8, nhiệt độ nước tốt nhất 25-30oC, oxy hòa tan từ 4-5mg/lít. Lựa chọn tôm bố mẹ từ các ao nuôi tôm thương phẩm, có chất lượng tốt: tôm cái từ 25g trở lên, tôm đực từ 50g trở lên, tỷ lệ đực/cai là ¼, mật độ nuôi 3-4 con/m2. Sử dụng thức ăn viên có hàm lượng protein cao từ 35-45%, cho ăn đầy đủ 2 lần/ngày, lượng thức ăn cho ăn từ 3-5% trọng lượng tôm nuôi. Khi sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao tôm cái đẻ trứng nhiều hơn và tăng lần đẻ nhiều hơn thức ăn hàm lượng thấp protein. Tôm cái đẻ trứng quanh năm đáp ứng theo nhu cầu của người sản xuất giống. Khi sản xuất giống, lựa tôm cái ôm trứng ở bụng, trứng có màu sắc xám nhạt và xám đậm (ôm trứng đã thụ tinh ở bụng từ 17-18 ngày ở nhiệt độ 27-28oC). Khi chọn tôm cái cho đẻ chỉ chọn tôm đã ấp trúng được trên 14 ngày.
Đưa tôm mẹ về trại: tôm mẹ vận chuyển về trại bằng các thùng nhựa hay thùng móp có sục khí. Trong trại đã có bể đẻ chứa sắn nước ngọt 1-2m2, cho tôm mẹ vào bể sau 30 phút, xử lý diệt trùng (chủ yếu diệt bọn Protozoa) bằng Malachit green với nồng độ 4ppm, thời gian 10 phút, sau đó xả sạch Malachit green, cho nước đã xử lý có độ mặn 12‰ vào bể (cho nước chảy từ từ tránh gây sốc cho tôm mẹ), cách thành bể 20cm. Trong bể có lưới ngăn cách, phân chia vùng tôm mẹ (4/5 diện tích) đậy kín và nơi tập trung ấu trùng sau khi nở (1/5 diện tích bể). Treo bóng đèn 12W, ấu trùng nở vào ban đêm,do tập tính hướng quang chúng bơi ra ngoài lưới, tránh tôm mẹ ăn ấu trùng. Thu ấu trùng vào 8-9 giờ, đếm số lượng cho vào bể nuôi ấu trùng.
Xử lý nguồn nước: trại sản xuất giống có hai nguồn nước, nước ngọt và nước mặn. Khi sản xuất, pha nước ngọt và nước mặn, đạt độ mặn 12‰ , xử lý diệt trùng bằng Chlorin hay ozon hay đèn cực tím, sau đó lọc qua cát trước khi đưa nước vào bể ương. Nếu xử lý bằng Chlorin, trước lúc sử dụng, phải loại bỏ hết Chlorin bằng Thiosufấu trùng sodium.
Chất lượng nước nuôi rất quan trọng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp kết quả nuôi.
Mật độ ương ấu trùng: bố trí mật độ ương ấu trùng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của người phụ trách và tay nghề của công nhân. Trình độ kỹ thuật bình thường, mới hoạt động nên nuôi 70-80 ấu trùng/lít; trình độ kỹ thuật tốt, công nhân có kinh nghiệm nên nuôi 100-120 ấu trùng/lít.
Thức ăn: ấu trùng bắt đầu ăn sau khi nở 24 giờ. Nguồn thức ăn chủ yếu là con Artemia (trứng Artemina ấp nở thành ấu trùng, thu cho tôm ăn). Số lượng cho ăn phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của ấu trùng, biến động từ 6-105 con/ấu trùng tôm/ngày. Từ ngày nuôi thứ 10 cho ăn thêm thức ăn chế biến (nguyên liệu chế biến: mực tươi, trứng gà, vitamin, dầu cá, alginấu trùnge) chà qua các loại rây, có mắt lưới phù hợp các giai đoạn phát triển của ấu trùng, cho ăn 2-3 lần/ngày. Số lượng thức ăn sử dụng phụ thuộc vào tỷ lệ sống của ấu trùng, tỷ lệ sống từ ấu trùng đến tôm bột (postlarval) đạt trong khoảng 30-40%, sử dụng 18-20kg trứng Artemina và 40-45kg thức ăn chế biến. Để giảm giá thành tôm bột, do giá trứng Artemia cao có thể thay thế một phần Nauplii Artemia bằng Moina vẫn không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm bột.
Bảng: Sử dụng thức ăn trong thời gian ương ấu trùng 
Ngày nuôi (ngày) Giai đoạn phát triển Artemia/Ấu trúng tôm Thức ăn chế biến cho 1 triệu ấu trùng Kích thước lưới thay nước (micron)
Sáng Chiều
1 1        
2 <2 3 3    
3 <2 3 3    
4 >2 7 7   300
5 >2 8 7  
6 >3 10 8  
7 >3 15 10  
8 >3 16 12  
9 >4 18 12  
10 >5 21 14 200gr
11 >5 23 17
12 >6 27 23 500
13 >6 30 23 250gr
14 >7 35 25
15 >7 38 27
16 >8 40 30 300 700
17 >8 45 35
18 >9 48 37
19 >9 có PL 50 40
20 55 45 350
21 60 55 1000
22 50 45
23 50 45
24 50 40
25 50 40
26-29 45 35
30-35 40 30
           
Chăm sóc và quản lý: sau khi nuôi được 3 ngày bắt đầu thay nước hàng ngày, lượng nước thay 30-70% lượng nước nuôi. Trước lúc thay nước vệ sinh bể, siphong loại bỏ thức ăn dư thừa, xác tôm lột, tôm chết. Để giảm tỷ lệ thay nước xuống 20-30% 2 ngày thay một lần, hạn chế hiện tượng sốc môi trường, giảm bệnh cần sử dụng chế phẩm vi sinh 2 ngày một lần từ ngày nuôi thứ 3 trở đi. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loài vi sinh, sử dụng theo nhà sản xuất hướng dẫn. Xin ví dụ một số thương hiệu sau: BM-ER 123 sử dụng 1g/m3+, Super bio-tab 1 viên/30m3, khi sử dụng vi sinh không sử dụng kháng sinh. Nếu cần thiết sử dụng kháng sinh, dừng sử dụng vi sinh, sau khi hết sử dụng kháng sinh, cho lại vi sinh.
Trong khi nuôi không để xảy ra các hiện tượng sốc, nhiệt độ, độ mặn, chất lượng nước…Tạo môi trường ổn định, tôm sẽ phát triển tốt. Cho ăn, chăm sốc tố ấu trùng phát triển có sự chênh lệch giai đoạn ít. Trong bể nuôi từ ngày thứ 10 trở đi chỉ tồn tại 3 giai đoạn là tốt, nếu 5 giai đoạn không tốt. Quá trình phát triển ấu trùng trải qua 11 lần lột xác để biến thái thành tôm bột, con biến thái sớm nhất là ở ngày nuôi thứ 17 (với điều kiện nhiệt độ nước nuôi 27-30oC) con biến thái chậm nhất là ở ngày nuôi thứ 40.
Trị bệnh: hàng ngày lấy mẫu tôm trong bể, si phông cặn ở đáy bể, xem tôm có chết ít hay nhiều, lấy mẫu tôm chết và tôm sống, xem qua kính hiển vi để biết tôm có bị bệnh hay không, xử lý kịp thời.
Thu hoạch: Sau 10 ngày kể từ khi tôm bột xuất hiện con đầu tiên, thu hoạch lần đầu bằng cách: tắt sục khí ấu trùng sẽ nổi lên trên mặt bể, tôm bột ở đáy bể, vớt ấu trùng qua bể khác, trong bể chỉ còn lại tôm bột, lợ hóa từ từ xuống 4‰ trước lúc xuất bán. Lần thứ 2 thu hoạch vào ngày nuôi thứ 35-40.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình