Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin hỏi đất có quan hệ gì với sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh?
Ngoài việc tạo ra môi trường để có thể trồng cây trong nước, người trồng hoa  không thể tách rời cây và đất-đất là nền cho cây cảnh sinh trưởng. Muốn trồng hoa tốt việc chọn đất thích hợp là điều kiện vô cùng quan trọng.
Cây cảnh thường có 2 yêu cầu đối với đất: một là tính chất vật lý, nghĩa là mức độ dính kết hoặc tơi xốp. Đất thịt không thích hợp với việc trồng hoa, những loại đất này không thoáng khí, thoát nước kém, phải dùng đất bùn xốp. Hai là tính chất hóa học của đất tức là độ pH. Ta xác định pH=7 là trung tính, thấp hơn là đất chua, lớn hơn là đất kiềm.
Người ta thường dùng giấy quỳ để thử. Nếu giấy quỳ biến xanh là đất có tính kiềm, nếu màu đỏ là tính chua. Dùng bảng so màu để biết được độ chua hay kiềm của đất. Dựa vào độ pH người ta chia ra mấy cấp: đất chua pH 5,5-6,5, đất trung tính pH 7-7,5, đất kiềm pH 7,5-8,5, đất kiềm mạnh pH 8,5-9,5.
Nói chung số cây ưa đất chua khá nhiều, pH > 8 không thích nghi với sinh trưởng của cây hoa. Dùng 0,1 -0,3% lượng FeSO4 để trung hòa tính kiềm trong đất hoặc dùng lá cây, vỏ quả, lá rau, vỏ đậu ván trộn với đất ướt ủ hoai rồi bón cho cây là có thể tăng lượng phân và tăng tính chua của đất.
Những cây hoa có nguyên sản vùng đất chua đem trồng ở vùng đất kiềm cần phải làm tăng thêm chua nếu không sẽ khó thành công.
Sự thích nghi của cây với đất khác nhau, nhưng đều yêu cầu đất nhiều mùn, tơi xốp và thoát nước. Trồng các loài hoa như hoa lan, đỗ quyên, hoa trà nhất thiết phải trộn đất dinh dưỡng để trồng. 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình