Khi cây hoa lớn, chậu quá nhỏ, bộ rễ đã đầy thì phải thay chậu lớn hơn để có tăng dinh dưỡng cho cây thân cỏ 1-2 năm, trước khi hoa nở đều phải thay chậu 1-2 lần. Những cây rễ thắt, cây hoa thân gỗ có thể mỗi năm thay chậu 1 lần. Mục đích thay chậu là cải thiện dinh dưỡng cho cây. Cây lan, nguyệt quế, phù tang, hồng nhất phẩm, hàng năm phải thay chậu một lần; cây trà, hoa lan, đỗ quyên tuy mọc chậm cũng phải 2 năm thay một lần.
Những cây hoa to sống nhiều năm do bộ rễ phát triển và do tưới nước, đất trong chậu sẽ dần dần kết vón, tính thấm khí kém, dinh dưỡng trong đất thường không đủ. Cho nên chậu hoa to tuy dùng chậu cũ cũng phải thay đất 2 năm 1 lần, cắt bỏ bớt các rễ hỏng, những rễ quá dài, quá nhiều và rễ bị sâu bệnh hại; đồng thời bỏ thêm một ít đất mới có lợi cho cây tiếp tục sinh trưởng. Thời gian thay chậu tốt nhất là vào thời kỳ ngủ nghỉ của cây hoa. Những cây thân gỗ và rễ thắt, nói chung cần tiến hành vào tháng 3, cây hoa mùa xuân cần tiến hành đảo chậu sau khi hoa nở.
Khi đảo chậu trước hết dùng dao xẻ đất quanh chậu làm cho đất tơi, tách cây ra, dùng tay đỡ lấy cây có đất. Cắt bớt các rễ quanh đất, một số rễ già, rồi chuyển sang chậu khác, lấy đất mới lấp lại, nén chặt, sau đó tưới nước. Mức chôn sâu trong đất của cây được chuyển chậu nên bằng độ sâu như ở chậu cũ.
Khi chuyển cây to để cho thoát nước tốt, cây nhẹ bớt, thì xới đất lên bỏ thêm một ít tro bếp, rồi bỏ thêm đất; đồng thời bỏ một ít vẩy cá làm phân lót, như vậy có thể giữ phân lâu dài.
|