Nếu trồng thường không dùng màng phủ thì bón phân bón phân dễ bị thất thoát do rửa trôi (mưa, tưới) hoặc bốc hơi (ánh nắng) nên cần cung cấp phân nhiều lần.
- Bón lót 1/10 lượng phân hoá học, toàn bộ phân chuồng hoặc 1/3 phân tôm, cá. Trên luống bón theo hàng trồng hoặc theo hố, phân hữu cơ bón trước, các loại phân hoá học trộn đều bón sau, rải lên một ít đất mịn và tro trấu rồi mới trồng cây. Chú ý rải vôi trên mặt luống vài ba ngày trước khi trồng.
- Bón thúc:
- Tưới phân dậm: Urea hoặc DAP pha loãng nồng độ 1 - 2 %o tưới 2 - 3 lần từ 5 - 7 ngày sau khi cấy. Hai lần đầu pha một muỗng canh Urêa / thùng 10 lít, tưới cho thẳng vào gốc của 50 dây, lần sau giảm xuống chỉ tưới 40 dây hoặc 30 dây.
- Rải phân lần 1: 2/10 lượng phân hoá học, 1/3 lượng phân tôm, cá lúc cây chuẩn bị bò (12 - 15 ngày sau khi cấy) rải các gốc 20 - 30 cm. Phân bón được rải nửa mặt liếp phía trong nơi dây dưa sẽ bò ra, xới đất bên ngoài vun liếp, lấp kín phân vừa rải hoặc xắn đất hai mép mương bồi kín phân.
- Tưới phân đạm: Urêa hoặc DAP pha loãng nồng độ 3 - 5 %o tưới 2 - 3 lần tưới giữa lần rải 1 và 2.
- Rải phân lần 2: 3/10 lượng phân hoá học, 1/3 lượng phân tôm, cá lúc cây chuẩn bị ra hoa trái (25 - 27 ngày sau khi cấy). Phân bón được rải nửa mặt liếp còn lại, xới đất lấp phân lại hoặc móc bùn dưới đáy mương bồi kín phân.
-Tưới phân thúc nuôi trái: lượng phân còn lại sau hai lần rải, chia làm 4 - 5 lần tưới, cách nhau 4 - 5 ngày/lần, số lượng tăng dần theo nhu cầu của cây dưa. Hai lần đầu lúc trái đang phát triển phối hợp Urêa và DAP. Một đến hai lần giữa lúc trái bắt đầu chín phối hợp DAP và KCl, lần cuối cùng chỉ nên dùng Kali. Pha hai loại phân chung một thùng mười lít, chỉ tưới 20 gốc dưa, nhưng diện tích tưới phân càng rộng ra khắp cả mặt liếp
|