Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết các biện pháp bảo quản hoa tươi ?
Bảo quản hoa tươi có nhiều cách từ thu hái đến sử dụng các thuốc bảo quản. Ta có thể lần lượt tìm hiểu các biện pháp sau:
1. Thu hái
Để bảo đảm hoa cắm lọ được lâu phần lớn cắt hoa từ khi còn là nụ. Thu hái nụ hoa phải bảo đảm hoa tươi, vận chuyển được xa, giá thành giảm, cho nên bảo đảm cho hoa tươi là một việc rất quan trọng trong sản xuất hoa.
Muốn bảo đảm hoa tươi ta cần nắm vững không cắt quá sớm hoặc quá muộn. Nhiều loài hoa phải cắt lúc ra nụ hoa, nhưng một số loài cây hoa nhiệt đới như lan nhiệt đới, vì hoa thơm không hái thời kỳ ra nụ.
2. Phân cấp bao gói
Lúc phân cấp phải cắt bỏ hoa bị sâu bệnh, không được bó quá chặt. Bao gói nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của thị trường nói chung khoảng 10-30 bông. Một số loài hoa phải có xử lý và theo trọng lượng của hoa mà gói.
3. Kho lạnh
Bảo quản lạnh là biện pháp có hiệu quả. Khi cắt hoa bỏ lạnh làm cho hô hấp kéo dài, năng lượng tiêu hao ít, sự sản sinh ethilen bị ức chế, giảm sự xâm nhiễm của vi sinh vật. Nhiệt độ giữ kho lạnh thường 1-2oC, một số loài hoa như lan nhiệt đới, vĩ hoa tròn, trạng nguyên rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp cần phải giữ trong nhiệt độ cao hơn hòm lạnh hoặc tủ lạnh, cần ít mở gây ảnh hưởng đến hoa tươi.
Độ ẩm tương đối trong kho lạnh là một nhân tố quan trọng, độ ẩm cao (90-95%), có thể bảo đảm chất lượng hoa và tỷ lệ nở sau khi cắt. Muốn giữ được độ ẩm cao cần phải giảm số lần mở của, mặt khác khi bao gói cần chú ý đến giữ độ ẩm cao.
Bảng: Nhiệt độ và thời gian bảo quản hoa tươi thích hợp
Tên hoa đã cắt Nhiệt độ (oC) Thời gian cất trữ (ngày)
Cất khô Cất ẩm Cất khô Cất ẩm
Hoa cúc 0 2 - 3 20 - 30 13 - 15
Hoa cẩm chướng 0 - 1 1 - 4 60 - 90 3 - 5
Hoa hồng 0,5 - 1 1 - 2 14 - 14 4 - 5
Hoa lay ơn - 4 - 6 - 7 - 10
Hoa đồng tiền 2 4 14 8
Vĩ hoa tròn - 13 - 14 - 28
Hoa nghệ hương 0 - 1 - 7 - 14 -
Hoa lan tím - 1 - 4 - 10
Cỏ trường anh - 4 - 1 - 2
 Để bảo đảm hoa tươi lâu, thông thường trước lúc cất trữ cần dùng dung dịch bảo quản tươi để xử lý. Ngoài ra có thể dùng máy giảm áp và điều hòa không khí.
4. Thuốc bảo quản tươi
Thuốc bảo quản tươi dùng để xử lý hoa cắt trước khi cất trữ, thúc nở sau khi hái nụ hoa và kéo dài thời gian khi cắm vào bình. Tác dụng chủ yếu của chất bảo quản tươi là ức chế sự sinh sản của vi sinh vật, ức chế tác dụng của enzyme trong cơ thể hoa cắt, ngăn chặn sự bịt ống dẫn sinh lý của thân cây hoa, giảm bớt sự mất nước, nâng cao sức sống bề mặt của nước.
Thành phần thuốc bảo quản bao gồm: Chất bổ sung dinh dưỡng như đường mía, đường nho; chất ức chế thilen như HgSO4, thuốc tím (KMnO4); thuốc diệt nấm như sunphat đồng, nitrat thủy ngân, acetate kẽm….chất bảo quản hoa tươi thường có mấy loại sau:
Bảng: Thành phần thuốc bảo quản hoa tươi mới cắt thường dùng
Tên hoa Thành phần thuốc bảo quản hoa tươi
Hoa hồng Đường mía 3% + nitrat thủy ngân 2,5mg/l + muối sunphat 130mg/l + axit citric 200mg/l
Hoa cẩm chướng Đường mía 5% + muối sunphat 130mg/l + acetat thủy ngân 50mg/l
Hoa cúc Đường mía 3% + acetat thủy ngân 25mg/l + axit citric 73mg/l
Hoa lay ơn Đường mía 3%-6% + muối sunphat 200mg/l + 600mg/l
Hoa cúc đồng tiền Đường mía 3%+ muối sunphat 200mg/l + acetat thủy ngân 150mg/l + K2HPO4 75mg/l
Hoa loa kèn Đường mía 3% + muối sunphat 200mg/l
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình