Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Xin hỏi nuôi trồng và quản lý cây hoa cúc như thế nào?
Cây cúc có thể trồng chậu hoặc trồng trên đất. Tính thích ứng của cây cúc khá mạnh, yêu cầu điều kiện khí hậu và đất đai không cao, có thể trồng khắp nơi trong nước ta. Hoa cúc ưa ẩm ướt, tránh tích nước, ưa nửa bóng, tránh nắng, là loài cây ưa sáng ngắn. Cây hoa cúc chịu sương lạnh, nơi đất cát, thoáng gió có nhiều mùn, thoát nước phát triển tốt; nhiệt độ trên 10oc là có thể nảy chồi, 20-25oc là nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất.
Phương thức trồng cây cúc khác nhau tuỳ theo phương pháp quản lý. Ta cần biết một số phương pháp quản lý cây hoa cúc trồng chậu như sau:
1. Thay chậu: Khi cành giâm nảy chồi, cấn chọn lúc trời râm mát để đưa vào chậu. Đất chậu cần chọn đất cát nhiều mùn; trồng ở chậu nhỏ trước, chậu lớn sau, quá 2-3 lần thay chậu, đến tháng 7 mới để ổn định. Chậu ổn định có thể chọn đất hỗn hợp 6 phần lá mục, 3 phần đất cát và 1 phần phân xanh hoai. Tưới đẫm nước rồi để nơi mát, chờ cây mọc ổn định mới đưa dần ra ngoài sáng.
2. Tưới nước: Tưới nước phải đúng lúc, đúng lượng. Mùa xuân cây cúc còn nhỏ, cần tưới ít mới có lợi cho cây ra rễ; mùa hè, cây cúc lớn lên, trời nóng lượng bốc hơi lớn, cần tưới đủ nước, mỗi sáng tưới 1 lần, chiều tưới 1 lần. Trước lập thu phải khống chế lượng nước, khống chế phân bón, không cho cây mọc quá cao. Sau lập thu, trước khi hoa nở, phải tuới nhiều nước và bắt đầu bón phân, nước phân cần đặc dần. Mùa đông, cành hoa ngừng sinh trưởng, sự tiêu hoa nước giảm dần, lượng bốc hơi ít, cần chú ý không chế lượng nước tưới.
Ngoài ra, khi tưới cần phun nước, không tưới quá mạnh. Ngoài việc chú ý lượng nước và số lần tưới, cần phải tuỳ theo thời tiết mà thay đổi. Mùa mưa, trời âm u tưới ít hoặc không tưới, khi nhiệt độ cao cần tưới nhiều. Nói chung là không khô không tưới, tưới đẫm nhưng không ngập úng.
3. Bón phân: Khi cây đã ổn định, trong chậu cần đủ phân bón lót. Trong quá trình sinh trưởng khi bón thúc không nên bón quá sớm và quá nhiêề, cách 10 ngày bón 1 lần phân N. Khi ra nụ mỗi tuần tưới 1 lần nước phân đặc, khi hoa nở, bón thêm 1 lần, sau đó ngừng tưới. Nếu lúc đó bón 1 lần Ca3(PO42 hoặc KH2PO4 0,1% thì hoa nở tươi đẹp hơn.
Chú ý trước khi bón phân phải xới đất, chờ đất khô mới bón. Không nên tưới nước phân lên lá, sau khi  bón mới tưới nước và phun nước lên lá để rửa sạch lá.
4. Hái đọt tỉa nụ. Cây cúc lên cao trên 10cm cần hái đọt (bỏ hết lá trên ngọn, chỉ để 4-5 lá gốc). Khi trên nách mọc nhiều chồi mới, được khoảng 5-6 lá, lại hái đọt lần nữa, chỉ để cây có 4-7 cành chính, về sau mọc chồi mới đều phải kịp thời hái bỏ. Hái đọt có thể làm cho cây mọc nhiều cành khống chế độ cao và dáng cây. Khi hái đọt lần cuối cần tiến hành tỉa cành chỉnh hình cây, bỏ bớt cành nhiều nhánh và cành yếu, chỉ giữ 3-5 cành là đủ. Đến tháng 9 khi có nụ cần hái bỏ bớt nụ phía dưới, trên mỗi nhánh chỉ để 1 nụ hoa ở đỉnh. Như vậy mỗi 1 chậu cúc có 4-7 hoa, hoa sẽ to đẹp.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình