Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách trồng cây hoa lay ơn như thế nào?
Hoa lay ơn (Gladiolus gandavens Van Houtt) nhiều màu, tươi lâu, lá xanh, là loài hoa phổ biến trên thế giới. Hoa lay ơn còn gọi là hoa lan lay ơn, nguyên sản ở châu Phi và bờ biển Địa Trung Hải, ưa sáng, thông thoáng gió, nhiệt độ thích hợp 20-23oC, tránh oi bức và nước ẩm lạnh, nơi đất nhiều mùn và thoát nước, pH 5,6-6,5.
Trước khi trồng, phải tiến hành chọn củ không bị bệnh, không có đốm, nảy chồi, mọc rễ không có vết thương, hình cầu dẹt, độ lớn trung bình, vì củ to quá già, nhiều chồi, ảnh hưởng đến sự ra hoa.
Trồng cây. Thường trồng vào tháng 3-4, đất chậu trồng lay ơn phải có K, P. Độ sâu vùi củ thay đổi theo độ lớn của củ, nói chung khoảng 5-10cm. Sau khi trồng phải để trong điều kiện thoáng gió, hướng về Đông Nam, kịp thời tưới nước, giữ ẩm cho đất. Sau khi cây con mọc được 3-4 lá, chồi hoa bắt đầu phân hoá mới tưới ít nước, để tránh cây mọc vống cao.
Khi cây mọc được 30cm, tốt nhất dưới đất phủ 1 lớp tro bếp, rồi lấp sâu 3cm, như vậy có thể xúc tiến củ lá to khoẻ, đồng thời dự phòng các bệnh thối rễ. Sauk hi ra hoa, tránh để khô và cũng không tưới nhiều nước, vì cây lay ơn rất sợ khô hạn nhưng cũng sợ úng, nên tăng số lần tưới nước.
Thời kỳ ra hoa cây lay ơn dễ bị đổ, làm cho cuống hoa bị cong, giảm chất lượng hoa, cho nên cần cắm que tre và buộc để giữ cây khỏ đổ. Khi hoa nở, chuyển cây vào nơi bóng mát và phun một ít nước, có thể kéo dài thời kỳ hoa. Nếu muốn cắt hoa, nên chỉ cắt 3-4 bông và cắt từ lá thứ 4 trở lên. Sau khi ra hoa vẫn tiếp tục tưới nước, bón phân. Đối với lay ơn không cần bón nhiều, trong kỳ sinh trưởng chỉ bón 4 lần. Lần thứ nhất bón khi cây có 2 lá, lần thứ 2 khi có nụ hoa, lần thứ 3 khi hoa đã nở, lần thứ 4 sau khi cắt hoa.
Sau khi hoa nở 40 ngày, 1/3 số lá bị vàng là có thể đào cây từ chậu đem trồng ngoài đất vườn, chăm sóc củ để về sau có thể ra hoa. Cũng có thể sau khi đào, hong khô cắt lấy củ, tách các củ mới, cất trữ trong mùa đông nơi khô mát. Tốt nhất là để kho lạnh nhiệt độ 2-4oC.
Trồng vào đất vườn. Căn cứ vào điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau mà bố trí thời gian trồng hợp lý. Vùng Nam Trường Giang thường trồng vào tháng 3 đến tháng 7. Để cung cấp cho nhu cầu tham quan và cắt hoa tươi, khi trồng cần phân ra từng đợt trồng để ta luôn luôn có hoa tươi. Cần chú ý là: sau khi cây con mọc phải tránh sương muối, tránh nóng; có thể trồng sớm và trồng muộn, trồng sớm nên vào tháng 2-3, trồng muộn và đầu tháng 7. 
 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình