Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa lay ơn?
Trồng hoa lay ơn đơn giản , quản lý không cần nghiêm khắc, nhưng từ khi dẫn giống củ đến lúc trồng được 2-3 năm thường xuất hiện hiện tượng sinh trưởng kém, hoa nhỏ, héo củ, thậm chí làm cho cây chết.
Nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh hại. Hiện nay ta thường gặp một số bệnh như bệnh khô lá, bệnh thối củ, và một số loài sâu hại như bọ trĩ, sên.
1. Bệnh khô lá: Bệnh thường phát sinh trên ngọn lá, ban đầu xuất hiện các đốm vàng rồi lan rộng dần, trên đốm bệnh có bột màu đen. Khi gặp điều kiện nhiệt độ cao, ẩm bệnh phát sinh nhiều và lây lan mạnh. Nói chung bệnh hại nặng vào các tháng 7-9. Phương pháp phòng trừ: chọn củ không bệnh để trồng, trước khi trồng cần xử lý khử trùng củ bằng cách ngâm củ vào dung dịch thuốc tím trong 15 phút; khi mới chớm bệnh phun nước Boocđô 1% 8-10 ngày phun 1 lần (hoặc phun Tuzet 0,1% hoặc Zineb 0,1%).
2. Bệnh thối củSau khi nhiễm bệnh xuấnt hiện các đốm lõm xuống, xung quanh đốm màu đen, vết bệnh mềm, trên đó có một lớp mốc đen, mô bệnh màu xám đen, củ khô héo. Phương pháp phòng trừ: khi đào củ bị thương, cần xử lý khử trùng, rồi cất trữ nơi thoáng gió, khô mát.
3. Bọ trĩ hại hoa: Chúng có thể hại hoa, lá, củ non. Khi hoa bị hại, sâu non chích hút nhựa để lại các chấm trắng, hoa xoăn lại. Ban ngày chúng lẩn vào dưới lá, ban đêm bò lên hoạt động gây hại. Phương pháp phòng trừ: khi bị hại có thể bọc túi polyethylen lại, bên trong bỏ đĩa thuốc DDVP xông hơi, diệt sâu.
4. Sên: Sên thường gây hại chồi non, lá non. Lá bị hại thường bị thủng, hoa và lá bị hại thường để lại vệt trắng. Nếu phát hiện cây bị hại ta thường phun nước vôi hoặc nước ammoniac pha loãng 100 lần.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình