Lan hoa tím (Matthiola incana) còn gọi là cây thảo quế, thuộc họ hoa Thập tự, nguyên sản vùng Địa Trung Hải, hiện được trồng phổ biến khắp thế giới.
Lan hoa tím thuộc loài cây cỏ sống 2 năm hoặc nhiều năm, cây cao 30-60cm, cây có lông hình sao màu xám, thân thẳng. gốc có lõi gỗ. Lá mọc lệch, hình bầu dục dài. Hoa mọc thành chùm ở đỉnh, cuống hoa to, có 4 tràng, 4 đài dạng chữ thập, hoa màu tím nhạt hoặc đỏ thẫm. Kỳ ra hoa vào tháng 4-5, quả dạng sừng, chín nứt ra.
Nhân giống lan hoa tím bằng phương pháp gieo hạt. Khi để lại cây giống cần chú ý cách ly không để lại giữa các loài ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Lan hoa tím ưa ẩm, mát, thoáng gió, mùa hè sợ nóng, yêu cầu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước. Mùa mưa phùn dễ gặp sâu bệnh hại.
Sau khi thu hái hạt là tiến haàn gieo hạt vào tháng 9-10, luống gieo trước hết phải tưới đủ nước, gieo xong không tưới nước vào hạt. Sau 2 tuần hạt nảy mầm, cây ra lá thật, cần đưa cây đi trồng. Cây lan hoa tím có rễ cọc phát triển, rễ phụ ít, nên di chuyển sơm dễ bị hỏng rễ.
Chú ý chọn đẩt trồng phải là đất giàu mùn, độ dày tầng đất lớn, độ chua pH 6-7. Bón đủ phân N, P, K theo tỷ lệ 2:1, 5:2 cự ly hàng trồng thông thường là 15x15cm hoặc 20x20cm, không nên trồng quá dày, sau khi trồng cần tưới nước xúc tiến sinh trưởng.
Đối với cây lan hoa tím nhu cầu ánh sáng phải đầy đủ, trong toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển phải có đủ ánh sáng. Do mùa đông cần ấm, mùa hè cần mát, nhiệt độ luôn luôn phải ở 10-25 độ C, khi phân hoá chồi hoa, đòi hỏi nhiệt độ thấp, sau đó lại cần ngày chiếu sáng dài để nở hoa. Sau khi trồng cần phải tưới nước thường xuyên, tuỳ theo màu lá mà bón phân. Từ tháng 1 trở đi đến khi ra hoa lượng phân phải tăng dần, lượng phân K là chính.
Căng lưới khi cây cao 60cm để đề phòng cây đổ khi đã có cành hoa, phải tiến hành căng lưới giữ cây và nâng dần theo chiều cao cây. Các bệnh thối cổ rễ, ngài cải, sâu đục thân cây thường xuyên xuất hiện cần chú ý phun thuốc phòng trừ 7-10 ngày 1 lần.
|