Trong kinh doanh hoa tươi phần nhiều người ta chọn cây con của phương pháp nuôi cấy mô, vừa không có bệnh vừa mọc nhanh. Cây con trồng vào xơ dừa, cây lớn trồng vào chậu, chậu phải có các lỗ thông hơi.
Vật liệu trồng phải giữ nước và thông thoáng khí, thường lấy mùn cưa, xơ dừa, than củi, gạch vụn là chính. Đáy chậu bỏ 5 phần than củi, gạch vụn, mùn cưa hoai hoặc xơ dừa, 3 phần than bùn và 2 phần phân hoai trộn vào nhau làm đất trồng. Chậu và vật liệu trồng phải ngâm rửa sạch.
Trong quá trình trồng và quản lý cần chú ý:
Quản lý nước phân: Hàng ngày phải tưới 10-15 phút. Thời kỳ sinh t rưởng phải bẩo đảm đủ nước, trong mùa khô nóng buổi tổi phun nước lên lá, lên mặt đất để giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm. Sau khi thân phình to, phải cung cấp đủ nước cho chúng phân hoá chồi hoa, khi chồi hoa bằng hạt gạo, cần tăng cường cho cành hoa sinh trưởng. Mùa đông không phun nước vào đỉnh cây làm thối đọt.
Cây con cần được bón phân đạm: là chính, khi cây mọc cao bón hỗn hợp đạm và lân (N, P) trong kỳ sinh sản có thể thêm một ít phân K. Có thể mỗi tuần bón 1 lần hỗn hợp phân tổng hợp 0,1%, trước khi phân hoá chồi hoa nếu có thể bón 1 lần KH2PO4 0,2% để tăng sản lượng, vào mùa đông không cần bón phân.
Khống chế ánh sáng và nhiệt độ: Cây hoàng thảo cần chiếu sáng khoảng 12 giờ, những ngày chiếu sáng dài rất có lợi cho cây sinh trưởng, hoa tươi đẹp. Mùa đông nên để nơi có ánh sáng mặt trời, mùa hè che bóng 50%. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là 25-30oC, nhiệt độ phân hóa chồi non là 25-28oC, trên 35oC và dưới 15oC cây ngừng sinh trưởng, 12oC cây rụng lá.
Phòng trừ sâu bệnh: Cây hoàng thảo thường bị bệnh đốm đen, cần chú ý dinh dưỡng và thông gió, 10-15 ngày phun một lần thuốc Daconil hoặc Benlat 0,2%. Ba mùa xuân, hạ, thu cần chú ý phòng trừ ốc, sên. Trong kỳ ra hoa, cành hoa dài 20cm, cần có cọc chống bảo đảm cho cành hoa mọc thẳng.
|