Lợn rừng tên tiếng Anh là Common Wild Pig, tên khoa học là Sus. Scrofa. Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp của loài người thì lợn rừng là một trong những loài động vật đuơcự thuần hóa sớm nhất. Chúng chính là nguồn gốc của các giống lợn hiện đang được nuôi phổ biến ở nhiều nước
Trong phân loại động vật thì lợn rừng là loài sinh vật thuộc hệ thống phân loại sau:
- Giới động vật (Animalia)
- Ngành dây sống (Chordata)
- Phân ngành có xương sống (Vertebrata)
- Nhóm động vật có hàm (Gnathostomata)
- Lớp thú (Mamalia)
- Phân lớp thú cao hay thú có nhau (Eutheria)
- Bộ có guốc (Ungulata)
- Bộ họ guốc chẵn (Artioaactyla)
- Họ guốc chẵn không nhai lại (Sus)
- Loài lợn rừng (Sus Scrofa)
Theo nghiên cứu của Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Quốc tế phát triển nông nghiệp (Pháp) thì lợn rừng có tới 36 giống
phân bố ở hầu khắp các lục địa trên thế giới.
Bảng : Phân loại các giống lợn rừng trên thế giới
STT |
Tên giống |
Nơi phân bố chủ yếu |
1 |
Sus. Scrofa Affinis |
Ấn Độ; Srilanka |
2 |
Sus. Scrofa Algira |
Tunisie; Angieri; Maroc |
3 |
Sus.Scrofa Andamanensis |
Đảo Audaman-Ấn Độ |
4 |
Sus. Scrofa Attila |
Hungra; Ucraina-Nga; miền Trung Bilarus; Caucase; Irac |
5 |
Sus. Scrofa Baeticus |
Balear; Nam Tây Ban Nha; Bắc Maroc |
6 |
Sus. Scrofa Barbarus |
Bắc Phi, Tumisy; Angeri; Maroc |
7 |
Sus. Scrofa Castilianus |
Bắc Tây Ban Nha |
8 |
Sus. Scrofa Chirodontus |
Trung Quốc |
9 |
Sus. Scrofa Coreanus |
Triều Tiên |
10 |
Sus. Scrofa Cristatus |
Nam dãy Himalaya; Nepan; Bắc Bơmani; Ấn Độ; Thái Lan |
11 |
Sus. Scrofa Davidi |
Nam dãy Himalaya; Iran; Pakistan; Tây Bắc Ấn Độ; Bơmani |
12 |
Sus. Scrofa Falzfeini |
Ba Lan |
13 |
Sus. Scrofa Ferus |
Bắc châu Âu |
14 |
Sus. Scrofa Floresianus |
Đảo Flores-Indonesia |
15 |
Sus. Scrofa Jabatus |
Malaisia |
16 |
Sus. Scrofa Leucomystax |
Trung Quốc |
17 |
Sus. Scrofa Libycus |
Cận Caucase; Thổ Nhĩ Kỳ; Palestin; Yogoslavie; Uzebekistan; Kazakstan |
18 |
Sus. Scrofa Majori |
Miền Trung nước Italia |
19 |
Sus. Scrofa Mandchuricus |
Trung Quốc |
20 |
Sus. Scrofa Mediterraneus |
Tây Ban Nha |
21 |
Sus. Scrofa Meridionalis |
Audalouise; Sardaigue; Cose |
22 |
Sus. Scrofa Moupinensis |
Duyên hải Nam Trung Quốc và Nam Việt Nam |
23 |
Sus. Scrofa Nicobaricus |
Đảo Nicoba-Ấn Độ |
24 |
Sus. Scrofa Nigripes |
Miền Trung Á; ven biển Caspienne; Agganistan; Mông Cổ ; Trung Quốc; cận Đông của Nga |
25 |
Sus. Scrofa Papuensis |
Ghinê |
26 |
Sus. Scrofa Raddeanus |
Mông Cổ |
27 |
Sus. Scrofa Reiseri |
Yogoslavie; Anbanie; Bungari; Grice |
28 |
Sus. Scrofa Riukiuanus |
Đảo Ryycon-Nhật Bản |
29 |
Sus. Scrofa Sardous |
Cardagne; Corse |
30 |
Sus. Scrofa Scrofa |
Bắc Tây Ban Nha; Bắc Italia; Pháp; Đức; Benelux; Đan Mạch; Ba Lan; Cộng hòa Séc; Slovakia; Anbania |
31 |
Sus. Scrofa Sennaarensis |
Sudan |
32 |
Sus. Scrofa Sibiricus |
Munkinsk; Sayan ; Mông Cổ; Siberia; Transbaikalia |
33 |
Sus. Scrofa Sukvianus |
Trung Quốc |
34 |
Sus. Scrofa Taivanus |
Đài Loan |
35 |
Sus. Scrofa Ussuricus |
Nga; Corse; Trung Quốc |
36 |
Sus. Scrofa Vittatus |
Indonesia; Malaisia; Bali; Đảo Pơcang |
Như vậy, theo nghiên cứu của Trung tâm này thì lợn rừng phân bổ chủ yếu trên thế giới là ở các vùng Bắc Phi, châu Âu, phía Nam nước Nga, Trung Quốc, vùng Trung Đông, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia (Sumatia, Java, Sumbawa), đảo Corse, Sardiaigne, những vùng sâu, xa của Ai Cập và Sudan. Theo nhiều tài liệu khác thì lợn rừng cũng được tìm thấy rất nhiều ở miền Tây Ấn Độ, Hoa Kỳ (gồm các bang Califonia, Texas, Florida, Virginia, Hawaii...), Australia, New Zealand và các đảo thuộc vùng biển Nam Thái Bình Dương.
Các giống lợn rừng có các đặc điểm sinh học khác nhau tùy theo sự phân bố sinh sống trong từng địa phương, từng khu vực trên thế giới. Ví dụ, số nếp nhăn trên da của lợn rừng vùng Đông châu Á khác với số nếp nhăn trên da của lợn rừng vùng Tây châu Âu. Độ dày của da lợn rừng vùng châu Âu thường dày hơn lợn rừng châu Á. Lợn rừng sống ở vùng Trung Mỹ luôn có lông dầy và rậm hơn lợn rừng châu Á. Màu lông đa dạng về độ đậm nhạt, màu sắc khá phong phú. Độ dài và rậm của lông khác nhau tùy giống và tùy từng bộ phận trên cơ thể. Lợn rừng có nhiều giống, nhất là việc nuôi dưỡng, lai tạo tự phát như hiện nay làm chúng khá đa dạng, phong phú về kiểu hình.
Lợn rừng được coi là loài vật nuôi chính thức trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở nhiều nước như Pháp, Hà Lan, Đức, Thái Lan, Nga, Mỹ...nhưng ở Việt Nam thì hiện nay nghề nuôi lợn rừng mới đang phát triển ở giai đoạn đầu, chưa có hệ thống cung cấp giống chính thức, chưa có nghiên cứu khoa học xếp loại phân cấp giống và chưa có chế tài quản lý giống và chăn nuôi lợn rừng.
|