Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin hỏi ở Việt Nam lợn rừng đã được chăn nuôi như thế nào?
Ở Việt Nam, nhiều nơi đã thành công trong chăn nuôi lợn rừng, đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi và cũng góp phần đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo việc làm tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Một số trang trại đã có thương hiệu như Trại lợn rừng của ông Hữu Thành-Xuân Lộc, Đồng Nai; trại lợn rừng kết hợp nông lâm ngư du lịch sinh thái của ông Nguyễn Phước Hùng-thôn Phú Túc-xã Hòa Phú-huyện Hòa Vang-Đà Nẵng; trang trại lợn rừng của ông Bẩy Dũng (Tân Hưng-Đông Phú-Bình Phước), trại Chín Định (Cây Trường-Bến Cát-Bình Dương), trại Lê Song Bình (Mã Đà-Vĩnh Cửu-Đồng Nai), trang trại lợn rừng của anh Phan Đình Thế-buôn Bai-xã Ea Lâm-huyện Sông Hinh-tỉnh Phú Yên; ...Chủ các trang trại nuôi lợn rừng ở Việt Nam đều khẳng định tính hiệu quả của chăn nuôi lợn rừng gấp 5-6 lần so với nuôi lợn nhà.
Thực ra, nghề nuôi lợn rừng ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu được lan rộng từ năm 2005 và được chú ý mới từ năm 2006. Trên thị trường thịt và giống chủ yếu là lợn rừng lai. Đa số các trang trại mua lại giống (nhập lậu giống lợn rừng Thái Lan) hoặc mua của các trang trại đi trước và tự nhân giống bằng cách lai lợn rừng đực thuần với lợn cái địa phương thuần chủng.
Việc nuôi lợn rừng hiện chủ yếu là khai thác giống, khả năng cung cấp thịt còn hạn chế. Các hương khai thác khác như lông, da, sừng, móng chưa có. Hơn nữa, giống lợn rừng lai Thái Lan có tầm vóc không lớn, răng nanh cũng ít phát triển hơn các giống khác.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình