Đa số các trang trại nuôi lợn rừng hiện nay là tự nhân giống như sau:
Phương pháp giám định và nhân giống:
- Chọn lọc con cái trong đàn hậu bị đạt các tiêu chuẩn sau:
+ Giống thuần
+ Đồng nhất
+ Con của những nái mắn đẻ
+ Được sinh ra một cách bình thường
- Sắp xếp các con cái được chọn vào các lô nuôi đồng nhất và cho ăn tự do.
Khi đàn cái hậu bị đã chọn đạt 40-55kg (khoảng 8-10 tháng) thì tuyển chính thức vào đàn nái với các bước như sau:
+ Cần để kiểm tra tốc độ tăng trọng
+ Kiểm tra ngoại hình để loại bỏ nhữn con có dị tật
+ Siêu âm để xác định không có dị tật ở cơ quan sinh sản
+ Tính mức tiêu tốn thức ăncho mỗi con để lấy thêm căn cứ xếp cấp.
Các cấp phân loại:
- Đạt tiêu chuẩn: Để nhân giống
- Không dạt tiêu chuẩn (có dị tật, chậm lớn, phát dục muộn…): Chuyển sang nuôi thịt và thay thế đàn chọn lọc
- Các phép lai cơ bản để gây giống từ đàn lơn nái hậu bị mới chọn lọc được:
Các chủ trang trại thường tự gây giống bằng cách chọn lọc từ đàn lợn hậu bị thu được qua các phép lai thực hiện ngay trong trang trại của mình như sau:
+ Lợn rừng nái thuần x Lợn rừng đực thuần
Phương thức này rất hiệu quả nhưng nguồn giống lợn lại rất khó khăn, khó có thể xác định mức thuần của lợn rừng nếu không có lý lịch lợn giống khi mua bán. Người chăn nuôi thường có được đàn lợn rừng thuần nhờ thu mua lại sảnphẩm từ săn bắt và mua qua các công ty có uy tín từ Thái Lan, Trung Quốc (phép lai 1).
+ Lợn đực rừng thuần x Lợn nái địa phương (khuyến khích dùng lợn sóc thuần để có ngoại hình và chất lượng giống lợn rừng nhất).
Phương thức này trong thực tế khó thực hiện vì nguồn lợn rừng thuần khá hiếm. Nhiều cơ sở chăn nuôi đã chọn phương thức thả lợn nái thuần địa phương tự vào rừng tìm phối với lợn rừng thuần rồi đẻ con, quay trở về trang trại. Tuy nhiên, đây là phương thức phát huy ưu thế lai tốt nhất (phép lai 2).
+ Lợn nái rừng lai x Lợn rừng lai đực giống
Phương thức này dễ thực hiện, hệ thống cung cấp giống cũng sẵn hơn. Tuy nhiên, mức thuần chủng và ưu thế lai có sai khác nhiều. Đây là phương thức phổ biến hiện nay (phép lai 3).
+ Lợn nái địa phương x Lợn rừng lai đực giống
Đây là phương thức dễ làm nhất, sẵn có nhất nhưng mức pha máu (tuy chưa có công trình nghiên cứu nào xác định) chắc chắn rất cao và hiệu lực gốc của giống lợn rừng thuần giảm nhiều nhất (phép lai 4).
Có thể tạm gọi dòng giống A là dòng gồm các con lai ưu tú được chọn lọc và nhân thuần từ các phép lai 1,2. Dòng giống B là dòng gồm các con ưu tú được chọn lọc và nhân thuần từ phép lai3, 4. Hai dòng được phân biệt bởi sự khác nhau về nguồn gốc nhân dòng và mức độ thuần chủng. Tuy nhiên, dòng A và dòng B chỉ là cách gọi tạm thời hiện nay chứ chưa hề được công nhận bởi muốn xây dựng thành dòng thuần chủng hoặc dòng lai thì mỗi dòng cũng phải có 10-15 năm theo dõi mới được khẳng định tính di truyền và có thể giữ dòng thuần đó được 20-30 năm bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhân, tạo dòng và công tác ghép đôi giao phối, sau 4-5 thế hệ phải đổi lại sơ đồ lai cho đàn để tránh cận huyết.
Hiện nay, phương pháp lai giữa lợn nái nền thuần địa phương với lợn rừng thuần hoặc lợn rừng lai là phổ biến nhất vì nước ta là nước có đa dạng sinh học cao, có nhiều giống lợn địa phương thuần nên khả năng chọn lựa lớn. Trên thực tế, nhiều người chăn nuôi sử dụng khá nhiều giống lợn nhà bản địa như Thuộc Nhiêu, lợn Vân Pa, lợn Cỏ..để lai với lợn rừng thuần hoặc lợn rừng lai F3.
Tuy nhiên, để có kết quả đảm bảo chất lượng giống lợn rừng nhất thì nên sử dụng 3 giống lợn nội trên lai với lợn rừng và cho con lai giống với lợn rừng nhất cả ngoại hình và chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Trong đó, lợn Sóc là giống lợn nhà phù hợp nhất với công tác phát triển giống lợn rừng hiện nay do có ngoại hình, sức sống, tập tính và cách nuôi dưỡng rất giống với lợn rừng.
Người chăn nuôi cũng nên tìm tòi để phát huy khả năng lai lợn rừng đang chăn nuôi ở Việt Nam với các giống lợn rừng có nguồn gốc châu Âu, các giống lợn rừng năng suất cao ở châu Á để cải thiện tầm vóc lợn rừng và mở rộng vùng chăn nuôi lợn rừng ở mọi điều kiện sinh thái trên toàn quốc.
|