Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi có phải lợn rừng chỉ sống bầy đàn nên không thể nuôi nhốt đơn độc như các loài lợn khác không?
Đúng như vậy. Nếu muốn đạt kết quả kinh doanh tốt nhất thì cần phải nuôi lợn rừng trong môi trường phù hợp nhất với các tập tính, khả năng sinh trưởng và sinh sản của chúng. Tập tính sinh sống bầy đàn là một tập tính được chọn lọc tự nhiên giữ lại cho lợn rừng, tập tính này giúp chúng sống sót khi đoàn kết lẩn tránh, chống chọi kẻ thù và kiếm ăn. Trong thiên nhiên, lợn rừng thường thích sinh sống thành bầy đàn, đàn nhỏ gồm5-6 con, bầy đàn lớn gồm 10-50 con. Trong một đàn có thể sống chung đàn thường chỉ tập trung nhiều trong mùa phối giống. Lợn rừng có khoảng 10 kiểu kêu để liên lạch trong bầy báo hiệu về nguồn thức ăn, tình hình lãnh thổ, kẻ thù, tìm bạn tình, tìm con, tìm mẹ…Chỉ có những con đực to khỏe, có khả năng tự vệ và kiếm ăn tốt mới thường tách đàn sống một mình, gọi là lợn “độc”.
Lợn rừng cũng giống như nhiều loài động vật sống bầy đàn khác là thường liên hệ với nhau bằng âm thanh và tôn trọng đầu đàn. Lợn rừng sống bầy đàn thường có tập tính cọ xát thân mình vào nhau nhằm tạo mối quan hệ thân thiện, tăng sự tự tin, tính đoàn kết, sức mạnh tập thể và cảm giác an tòan trong bầy.
Vì vậy, nuôi lợn rừng thường nên nuôi tối thiểu 10 con để đủ một nhóm nhỏ và chuồng trại tuy đơn giản nhưng rộng rãi, ổn định và yên tĩnh. 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình