Do lợn rừng ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh nên các phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng là các phương pháp trồng, chăm sóc, thuhoạch và chế biến một số thức ăn xanh thông dụng.
Kỹ thuật trồng thức ăn xanh trong trang trại lợn rừng tương tự như kỹ thuật trồng cây thức ăn đó ở các vùng khác, nó tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho từng loại cây thức ăn.
Về phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng thì chủ yếu là phương pháp làm khô hay bột cỏ (bột xanh) và cao rau mặc dù trong các phương pháp chế biến thức ăn xanh có phương pháp ủ chua (ủ xanh) khá hiệu quả nhưng trên thực tế nuôi lợn rừng hiện nay vẫn chưa dùng. Còn phương pháp ủ chua hay ủ xanh thì chưa có trang trại nào thực hiện. Trên thực tế, với nguồn thức ăn xanh khá sẵn và dồi dào ở nước tao thì các trang trại lợn rừng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp lọc bỏ tạp chất và cho ăn tươi sống các loại thức ăn xanh vừa ngon, bổ rẻ tiền và hiệu quả.
Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh):
Phơi sấy khô là phương pháp cổ điển để bảo quản thức ăn xanh. Khi sấy khô, các quá trình lên men bởi vi sinh vật sẽ bị đình trệ vì nước tự do đã được tách khỏi thức ăn (thường thì độ ẩm tụt từ 70-80% đến 10-16%).
Phương pháp này thường sử dụng để chế biến và bảo quản các loại thức ăn là các loại thứuc ăn thô xanh ngoài cỏ như bèo, su su, thân lá chuối, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây… đến các phụ phẩm còn tươi xanh như rơm, thân, lá khoai lang sa u thu hoạch củ; thân, lá lạc, vỏ lạc; ngọn, lá sắn đều có thể phơi, sấy khô để dự trữ cho gia súc ăn vào mùa đông,mùa khô thiếu thức ăn xanh hoặc làm nguyên liệu chế biến với ure cùng với các phụ phẩm khác. Các loại phụ phẩm này đều là những thực vật giàu đạm, giàu vitamin, khoáng và tỷ lệ xở cũng cao nên là thức ăn rất tốt cho gia súc.
Phương pháp sấy khô thường làm mất hơn 10% các chất hữu cơ nên khi cho ăn thức ăn phơi sấy khô thường nên cho ăn thêm rau, cỏ tươi, rỉ mật đường hoặc các chất tinh bột khác (cám gạo, cám ngô…).
Ở phương pháp này, không cần hố ủ mà chỉ cần các thiết bị để nghiền nát sản phẩm như chày, cối, máy xay và các vật liệu để đựng sản phẩm như thùng kim loại không gỉ, bao nilong có máy hàn kín miệng sau khi đựng sản phẩm, bao xác rắn, bao tải thô, kho chứa. Khi sấy khô phải khống chế được tác dung lên men sinh mốc của nhóm nấm mốc thì mới giữ được sản phẩm phơi, sấy khô tốt.
Bảng: Thành phần hóa học của một số loại bột xanh
TT |
Tên thức ăn |
Vật chất khô |
Protein thô |
Lipid thô |
Xơ thô |
Dẫn xuất không đạm |
Khoáng tổng số |
Canxi |
Phốt pho |
1 |
Bột bèo tấm |
91,90 |
16,80 |
2,80 |
10,30 |
50,20 |
11,80 |
- |
- |
2 |
Bột bèo dâu |
84,60 |
15,50 |
3,30 |
16,10 |
29,50 |
20,20 |
1,22 |
0,40 |
3 |
Bột lá keo dâu |
91,00 |
27,28 |
2,83 |
7,21 |
45,43 |
8,25 |
1,79 |
0,28 |
4 |
Bột lá sắn |
89,66 |
20,57 |
8,37 |
13,98 |
39,62 |
7,12 |
1,10 |
0,63 |
5 |
Bột thân, lá, khoai lang |
84,30 |
7,10 |
4,70 |
13,20 |
49,30 |
10,00 |
1,00 |
0,40 |
6 |
Bột thân, lá lạc |
94,45 |
10,99 |
1,13 |
36,47 |
38,92 |
6,94 |
1,03 |
0,20 |
Bảng: Giá trị dinh dưỡng của một số loại bột xanh
STT |
Tên thức ăn |
Năng lượng tiêu hóa (Kcal) |
Năng lượng trao đổi (Kcal) |
1 |
Bột bèo tấm |
2729 |
2572 |
2 |
Bột bèo dâu |
2052 |
1881 |
3 |
Bột lá keo dâu |
2671 |
2487 |
4 |
Bột lá sắn |
2538 |
2349 |
5 |
Bột thân, lá, khoai lang |
2052 |
1958 |
6 |
Bột thân, lá lạc |
1984 |
1803 |
Phương pháp tiến hành:
- Thức ăn xanh tươi vừa thu hoạch về được rũ sạch đất, nhặt bỏ sạch lá vàng, thối úa, sâu bệnh và các loại tạp chấ rồi cắt thái thành từng đoạn nhỏ dài 5-7cm (thái bằng dao hoặc máy cắt thái cành). Cắt thức ăn xanh thành từng đoạn đều thì dễ bảo quản và phơi khô được đồng đều hơn.
- Dùng cào để đảo đều nguyên liệu trong khi phơi 4-6 lần/ngày.
- Xác định độ khô của nguyên liệu: lấy bất kỳ trong đống thức ăn xanh ra một lượng, cân đủ 10kg. Phơi bó mẫu cùng với đống thức ăn xanh. Sau khi phơi, mẫu thu được phải đạt từ 2-5kg so với 10kg mẫu thử ban đầu là đạt độ khô cần thiết để làm bột xanh. Hoặc dùng phương pháp quan sát, nếu lấy bất kỳ một mẫu nào trên sân phơi mà chỉ vò nhẹ là lá đã vỡ vụn tức độ khô đã đảm bảo.
- Giã hoặc xay hoặc nghiền nhỏ nguyên liệu đã khô thành dạng bột mịn
- Dồn vào túi nilon, buộc chặt bảo quản nơi khô, mát, không dội thấm nước.
Phương pháp làm cao rau
- Thu hái thân, lá,ngọn các loại cây thức ăn thô xanh và các phụ phẩm tươi ngay sau khi thu hoạch như thân lá khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá sắn…
- Không cần phân loại mà chỉ cần chú ý cắt bỏ phần gốc quá già, nhặt bỏ phần thân, lá úa, vàng, thối.
- Rũ sạch bùn, đất, côn trùng, rác…
- Rử sạch, để ráo nước
- Băm hoặc giã nhỏ
- Vắt lấy nước, bỏ bã
- Đun dịch rau vừa lọc được ở nhiệt độ 70-80oC (không cho sôi, thấy hơi bay lên nhiều nghi ngút là được)
- Khi thấy chất đặc nổi lên thành một lớp vàng dầy thì vớt ngay lớp váng đó ra rổ hoặc sàng, nong, nia to mắt dầy.
- Rải đều lớp vàng vừa vớt xong lên sân gạch sạch
- Khi bóp nhẹ, váng cao đã vỡ là cao đã đạt độ khô cần thiết.
- Trộn cao đã khô với muối đã rang theo tỷ lệ sau: 7-8g muối/1kg cao.
- Sau đó, tán nhỏ cao và muối thành bột mịn
- Cất vào bao nilon để nơi khô ráo, dùng dần.
Cao rau có nhiều đạm và vitamin nhóm B, E, tiền vitamin D, A rất tốt cho gia súc non. Cao rau cho lợn ăn với liều lượng 50-60g cao rau/ngày sẽ cho mức tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn 10%. Cao rau thường được hòa với nước uống hoặc với sữa để gia súc non uống tự do giúp kích thích ngon miệng và tăng trưởng nhanh.
|