Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Khi nào tiến hành làm giàn cho dưa leo là vừa?Làm giàn như thế nào?

Thông thường trồng dưa leo đậy rơm, bắt đầu làm giàn khi cây đã có tua cuốn khoảng 3 tuần sau khi gieo, trước khi lên giàn cây có thể bám vào rơm. Nhưng dưa leo trồng trong màng phủ nông nghiệp cần làm giàn sớm hơn 5 - 7 ngày, tức sau 2 tuần. Bởi vì mặt liếp đậy màng phủ, tua cuốn không có chỗ bám gặp mưa hoặc gió mạnh dễ gãy ngang thân, cây bị chết. Hơn nữa, sau hai tuần, rẽ cây có khả năng hút được nước do tưới thấm tù rãnh nên cây sẽ phát triển nhanh hơn bên ngoài

Trên dưa leo, kiểu giàn phổ biến nhất là chữ nhân, đối với giống dưa lai cần giàn cao khoảng 2 - 2,5 m. Giàn có  thể làm cố định bằng cọc tràm hoặc tre, căng dây kẽm để sử dụng được vài ba năm. Phần bên trên có  thể dùng:

- Nguyên liệu có sẵn tại địa phương như tre, trúc, sậy, sóng lá dừa hay rán. Cách này phổ biến từ trước đến nay

- Lưới gân để giăng trên giàn, dễ dàng chấp nhận trong sản xuất lớn vì nhanh gọn, dùng được vài ba mùa, giá thành rẻ. Cách này chỉ mới áp dụng ở ĐBSCL trong vài năm gần đây

- Dây gân sợi nhỏ căng ngang khoảng cách từ 15 - 20 cm, nhập hai sợi căng cùng một lúc. Khi dưa bắt đầu bò gặp ngọn gió mạnh, ngọn khó bám giàn chỉ cần tách hai sợi dây gân ra, kẹp ngọn dưa bên trong rất tiện lợi, nếu làm giàn kiểu khác phải làm dây cột ngọn dưa. Cách này rất đặc trưng của nông dân huyện Chợ Mới, An Giang

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình