Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin hỏi chăm sóc lợn rừng khi đẻ và nuôi con như thế nào?
Vì lợn rừng mẹ rất khéo đẻ và nuôi con nên sự can thiệp của người nuôi phải hết sức khéo léo. Việc theo dõi để có thể hỗ trợ kịp thời những ca đẻ khó là rất cần thiết nhưng người hỗ trợ cho lợn mẹ phải là người mà đã làm quen và gần gũi hàng ngày với nó.
Thường thì cứ 15-20 phút lợn mẹ đẻ 1 lợn con. Đôi khi cũng có trường hợp lợn đẻ liên tiếp rồi ngưng nghỉ một thời gian rồi mới tống nhau ra ngoài.
Nếu đẻ bình thường thì trong vòng 3-4 giờ là lợn đẻ hết số con và hoàn tất việc tống nhau thai ra sau cùng. Nếu nái còn cong đuôi thì còn sót con hoặc nhau nên người chăn nuôi hết sức chú ý để có biện pháp can thiệp. Chỉ khi lợn mẹ nằm yên cho con bú, đuôi thõng xuống thì khi đó cuộc sinh đẻ mới hoàn tất.
Cho lợn mẹ uống nước muối loãng ấm. Cố gắng cho con lợn con nào ra trước bú trước để kích thích sự sản xuất Hoomon Oxytocin (có tác dụng xuống sữa, thải sữa),...Chính Oxytocin khi đến thành tử cung sẽ kích thích co bóp đẩy các bào thai còn lại ra ngoài và quá trình đẻ nhanh chóng được hòan tất và trọn vẹn.
Trong thời gian lợn con còn bú mẹ thì nên bố trí ổn định chuồng ổ đẻ của bầy lợn, không thay đổi người chăm sóc, để lợn mẹ tự do chăm sóc và dậy dỗ bầy con và cho lợn mẹ ăn thêm nhiều thức ăn chứa sắt như bí ngô, rau xanh tươi...
Lợn rừng cũng giống như lợn nhà là không tích trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết sữa khi có kích thích của lợn con tác động thần kinh lên đầu vúi. Thời gian tiết sữa của lợn mẹ rất ngắn (25-30 giây) nên lợn cón thường phải bú từ 15-20 lần/ngày. Cũng vì đặc điểm sinh lý này mà người chăn nuôi phải hết sức chú ý giữ yên tĩnh nơi nuôi mẹ con lợn rừng vì nếu có tiếng động, ồn ào lớn và nhiều sẽ gây phản xạ ngưng tiết sữa của lợn mẹ, lợn mẹ nóng giận, xuất hiện phản ứng bảo vệ con sẽ rất không tốt cho sức khỏe của lợn mẹ và lợn con.
Lợn rừng mẹ khi sinh con rất giữ con, giấu con nên khó tiếp cận. Vì vậy, ngay từ khi chăm sóc lợn mẹ mang thai đã phải để ý cách làm quen, thân thiện để có thể chăm sóc mẹ con lợn rừng được như ý muốn. Người chăm sóc lợn con phải là người đã rất quen thuộc, thân thiết với lợn mẹ. Nếu để người lạ sờ vào lợn con, có thể lợn con đó sẽ bị lợn mẹ cắn chết do ngửi thấy mùi lạ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình