Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết lợn rừng thường bị những bệnh gì?
Lợn rừng và lợn nhà có nhiều điểm tương đồng về di truyền nên tiềm ẩn việc dễ cùng mắc các loại bệnh thường có ở lợn nhà như bệnh đóng dấu, bệnh thương hành, bệnh suyễn, bệnh xoắn trùng, bệnh sảy thai truyền nhiễm...
Song trên thực tế, lợn rừng vốn là loài hoangdã, khỏe mạnh, có sức đề kháng cao nên hiện ở các trang trại nuôi lợn rừng chưa bao giờ thấy có dịch, các bệnh khác cũng ít xuất hiện. Hiện lợn rừng nuôi trong các tt chỉ hay bị bệnh sưng phổi do lợn nằm nơi ẩm ướt và bệnh tiêu chảy cho thay đổi thức ăn đột ngột hoặc thức ăn không phù hợp, kém vệ sinh...Tuy nhiên, một số bệnh hay xảy ra ở lợn rừng là một số bệnh sau:
1. Bệnh tiêu chảy:
Bệnh do một loại siêu vi trùng gây nên. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi của lợn và là loại bệnh xuất hiện nhiều ở các trang trại lợn rừng hiện nay. Nguyên nhân chính là do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần, giá trị dinh dưỡng và có thể là thức ăn, nước uống không được hợp vệ sinh và sạch sẽ. Lợn rừng không ăn quen các thức ăn mới lạ cũng dễ bị tiêu chảy.
2. Bệnh phân trắng lợn con:
Bệnh thường xảy ra đối với lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất khi thời tiếit thay đổi như nóng lạnh thất thường,mưa nhiều, gió bão...
Nguyên nhân của bệnh thường là do lợn mẹ không được ăn đủ chất, đặc biệt là các loại khoáng chát và vitamin làm lợn con kém phát triển, sức đề kháng yếu lại gặp lúc thời tiết thất thường, nền chuồng ẩm ướt nên dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể còn được gây nên bởi tình trạng chậm được bú sữa đầu, sức đề kháng giảm, một số vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy phát triển, tăng độc lực gây bệnh ở lợn con yếu.
Khi nhiễm bệnh, lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu cảy, da nhăn nheo, gầy nhanh  hậu môn thường dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân màu xanh đen, sau chuyển sang màu xám, rồi cuối cùng là màu trắng). Lợn hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa được tiêu hóa.
Bệnh kéo dài khoảng 2-7 ngày làm lợn con suy kiệt nhanh, co giật, run rẩy và chết. Tỷ lệ chết từ 50-80%. Đôi khi cũng gặp trường hợp lợn ở 40-50 ngày tuổi nhưng vẫn bị ỉa chảy phân trắng (nếu còn bú mẹ) nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn nhưng còi cọc, chậm phát triển.
3. Bệnh giun đũa:
Bệnh giun đũa là do loài giun Ascaridae ký sinh ở ruột non của lợn. Vòng đời của giun đũa không cần vật chủ trung gian, trứng giun đũa lợn có thể sống lâu từ 11 tháng đến 5 năm. Trứng theo phân lợn ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp, phát dục thành ấu trùng gây nhiễm qua đường ăn uống (nhất là dính vào thức ăn thô xanh) vào ruột non của lợn phát triển thành giun trưởng thành sống từ 7-10 tháng, hết vòng đời theo phân lợn ra ngoài. Mỗi cơ thể lợn rừng có thể phải chung sống với từ vài con đến 1000 con giun đũa.
Lợn nhiễm giun đũa làm lợn chậm lớn, to bụng, ỉa chảy, xù lông, gầy còm và yếu ớt dần do bị chiếm đọat chất dinh dưỡng. Lợn con có thể bị tắc ruột và thủng ruột nếu nhiễm giun với cường độ cao.
4. Bệnh lở mồm long móng:
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền hiễm nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như trâu bò, lợn, dê, cừu, hươu nai…Bệnh dễ phát thành đại dịch, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, tốn kém trong việc phòng chống dịch, ảnh hưởng tới xuất khẩu, hội nhập quốc tế, du lịch, người tiêu dùng. …Virus lở mồmglong móng đã được xác định có 7 tuýp (A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3, Asia 1) và hơn 60 tuýp ở khu vực Đông Nam Á thường thấy t type A, O và Asia 1. Sau khi phát bệnh từ 10-15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong lợn 4 tuần. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, từ nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa….), qua tiếp xúc giữa động vật với động vật, dùng chung thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi,phương tiện vận chuyển…Virus gây lở mồm long móng phát tán cực nhanh (trung bình một ngày, một con lợn có khả năng thải tiết 400 triệu đơn vị lây nhiễm, đủ khả năng lây nhiễm cho 10.000 con bò, ở bò là 120.000 đơn vị lây nhiễm….). Hiện bệnh chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, chỉ có vacxin phòng bệnh. Lợn rừng nuôi tuy chưa phát hiện có trường hợp nào mắc bệnh này nhưng vẫn tồn tại nguy cơ nên vẫn cần phải phòng tránh cho đàn lợn rừng trước căn bệnh dễ phát dịch nguy hiểm này.
Bình thường có các triệu chứng sau: lợn mệt mỏi, ủ rũ, lông dựng, xù xơ xác; sốt cao 41-42oC kéo dài 2-3 ngày; sau đó, xuất hiện các mụn nước ở mũi, mõm, chân, chỗ…chỗ da mỏng; đặc biệt ở chân, quanh vành móng, kẽ móng bị lở loét, long móng; lợn đang nuôi con, mụn nổi ở vú, bầu vú sứng, da vú đầy đỏ đau đớn.
Lợn bị đau đớn, ruồi muỗi tấn công những vết lở nên dễ bị nhiễm trùng kế phát…nên lợn gầy còm, khó đi lại, kém ăn, đuối kiệt sức dần.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình