Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin hỏi nuốn trồng nấm ở hộ gia đình cần chuẩn bị các điều kiện gì?
Trước khi bước vào sản xuất nấm, người trồng nấm cần chuẩn bị đủ một số điều kiện tối thiểu. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày những điều kiện, phục vụ việc sản xuất nấm thủ công ở hộ gia đình và trang trại.
1. Nguyên liệu
Có thể nói hầu hết các loại phế thải của ngành nông lâm nghiệp giàu chất xenlulo đều là nguyên liệu chính để trồng nấm, trong đó phổ biến là:
- Rơm rạ: Cần sử dụng cả rơm và rạ; rơm rạ phải phơi khô, không được mốc, vụn nát, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Sau khi thu hoạch lúa, cần thu gom rơm rạ đánh đống và dùng dần. Nối chung cứ 1 thóc thì được 1-1,3 rơm rạ làm nấm (1ha năng suất 5 tấn thóc cho 5-6 tấn rơm rạ làm nấm).
- Bông phế thải: Đây là nguyên liệu tạo ra ở các nhà máy dệt sợi, sau khi lấy hết sợi còn lại các hạt và bông vụn. Nguyên liệu phải khô, không mốc.
- Mùn cưa: Cũng được sử dụng phổ biến, nói chung là của các loại gỗ mêm, không có tinh dầu, phơi khô, không mốc…Tốt có mùn cưa cao su, bồ đề.
- Thân cây gỗ: Phải tươi, độ tuổi 3-5 năm, gỗ mềm có nhựa (như mít, sung, ngải, bồ đề, cao su, so đũa…) Đường kính thân gỗ 5-20cm.
- Các loại phụ gia: Như phân vô cơ, hữu cơ….để phối trộn nguyên liệu.
2. Giống nấm:
Giống nấm hết sức quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển tốt, cho năng suất cao nên cần chú ý mấy vấn đề sau:
- Cần lựa chọn 1 địa chỉ tin cậy để mua giống một cách ổn định
- Giống được nhân trong bịch nilon hoặc chai, có bao bì, nhãn rõ ràng.
- Giống không bị nhiễm bệnh, nhìn bề ngoài có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mịn đều từ trên xuống dưới, không có màu mốc xanh, đen vàng…Có mùi thơm dễ chịu không được có mùi chua, hắc.
- Giống phải đủ tuổi không quá già hoặc non (nếu chuyển màu vàng là nấm quá già, chưa ăn kín đáy bịch hoặc chai là nấm non). Bảo quản giống nấm sò, mỡ, hương, linh chi ở nhiệt độ 2-5oC trong 30-45 ngày, giống nấm rơm, mộc nhĩ ở nhiệt độ 15-200C trong 15-30 ngày.
- Quá trình vận chuyển giống phải nhẹ nhành, tránh va chạm, bị nóng nắng.
Phải tính toán để có đủ lượng giống theo quy định. 
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình