Yêu cầu chung về nhà xưởng trồng nấm cần đảm bảo các yếu tố: có hệ thống cửa đề điều chỉnh độ thông thoáng khi cần thiết, sạch sẽ, càng mát càng tốt, độ ẩm cao. Trước và sau mỗi đợt trồng nấm cần phải vệ sinh thật tốt quanh khu vực nuôi trồng và trong nhà. Dùng nước vôi đặc tưới dưới nền kết hợp rắc thêm ít vôi bột. Những nơi đã trồng nấm nhiều đợt; ngoài vôi ra cần xông (đốt) bột lưu huỳnh hay phun foocmôn tỷ lệ 0,5% (hòa 1 lít foocmôn với 60 lít nước dùng bơm phun quanh tường, trên giàn và nền nhà diện tích 200m2 trước khi đưa nguyên liệu vào nhà trồng nấm 1 tuần). Đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình trồng nấm, đặc biệt là nhà trồng nấm liên tục, nếu vệ sinh không tốt sẽ làm giảm năng suất nấm sau mỗi vụ nuôi trồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sâu bệnh đã phát triển nhanh chóng trong nhà và quanh khu vưc trồng n. Một số dạng nhà trồng nấm như sau:
a) Nhà kiểu chữ A nhỏ (dùng trồng nấm mỡ, nấm rơm):
Dùng cọc tre, cây gỗ thẳng, đường kính từ 7-12cm có chiều dài 2.5m làm cột chính. Các thanh tre, gỗ nhỏ làm nan dọc theo nhà, thanh dài 2.5m làm nan song song với cọc trụ. Hai đầu hồi nhà quay hướng đông tây để tránh nắng nóng.
Trung bình một nhà trồng nấm hình chữ A nên làm dài từ 10-20m, cứ cách 2m có một cặp cọc trụ chính, cách 1m có một cặp cọc phụ bằng các thanh tre cứng.Chiểu rộng nhà khoảng 2-2,2m, có lối đi ở giữa 0,4-0,6m (đào sâu xuống 15-20cm). Mái phủ nilon thứ sinh, phía trên mái lợp một lớp lá mía, thân cây gỗ, lá chuối, lớp lá bề ngoài tạo độ mát (nẹp chắc 2 lớp lại).
Nền nhà dưới các tán cây ăn quả (chuối, nhãn, vải, mít…) hoặc cây lấy gỗ, bóng mát….Nếu không có tán cây, có thể làm thêm trên các khu đất trống, sân gạch nơi dễ thoát nước. Có thể trồng các loại cây có dây leo (mướp, bí ngô, gấc, đậu..) cho bò trên mái càng tốt. Phần mái giáp mặt đất có rãnh thoát nước. Các dãy nhà cách nhau 1,5-2m để có thể trồng chuối, cây ăn quả….ở giữa.
Hai đầu hồi làm cửa ra vào để điều chỉnh ánh sáng và thông thoáng khi cần thiết. Loại nhà này thích hợp với việc trồng nấm mỡ và nấm rơm.
b) Nhà lán hiểu chữ A lớn và nhà vòm (dùng để nuôi trồng tất cả các loại nấm):
Chiều dài nhà tối thiểu 10m hoặc có thể kéo dài đến 20m. Kết cấu nhà tương tự như nhà chữ A nhỏ. Các giàn nấm phải vững chắc như giường nằm, đến mùa hè có thể tháo lắp bớt 1-2 tầng giá để trồng n rơm. Hai đầu hồi quay hướng đông tây. Khoảng cách giữa các nhà cách nhau 1,5-2m để trồng hàng cây ở giữa, hoặc trồng chuối….Nền nhà bằng đất hoặc láng xi măng càng tốt. Khung nhà làm bằng các cây vầu, hóp đá…vững chắc để chống gió bão lớn không bị sập nhà. Nếu cẩn thận có thể lợp trên lớp tre làm 3 lớp:
- Lớp thứ nhất: bằng lưới nilon hoặc lưới đen để chống nóng và bảo vệ lớp nilon không bị võng.
- Lớp thứ hai: bằng nilong dày để chắn mưa và giữ độ ẩm trong nhà nấm.
- Lớp thứ ba: bằng rạ nẹp thành trang, thân cây gỗ, lá mía, cây dương sỉ, lá chuối….để bảo vệ lớp nilong và tạo mát cho nhà nấm. Lớp vật liệu này nên nẹp chắc chắn để chống gió bão.
- Bố trí các ô cửa trên đỉnh mái để lấy ánh sáng và khi cần thiết điều chỉnh ô thông gió bão.
- Hai đầu hồi nhà có thể dùng bạt hoặc các vật liệu khác để làm cửa cho tiện việc chăm sóc.
- Lối đi có thê hạ thấp xuống 15-20cm.
- Đóng cột móng và lót gạch dưới đáy các cột giàn để chống lún.
c) Kiều nhà bình thường:
* Kiến trúc:
Nhà bằng cột bê tông, mái lợp lá nền láng xỉ hoặc xỉ + vôi đầm chặt, xây bó vỉa, xung quanh chắn bằng bạt dứa + lưới đen cản quang. Chiều rộng 5-5,5m, dài tối thiểu 10m-30m/nhà.
* Mô tả chi tiết:
- Cột bê tông: Dùng sắt Φ8 hoặc Φ10 làm 3 thanh (dài 3-3,05cm/thanh) đan hình tam giác làm cốt. Đai Φ4 cứ 20-25cm/đai, cách nhau 50-60cm để một lỗ chờ Φ15. Đổ bê tông hộp vuông 12x12cm. Trên để dâu (không đổ kín sắt dài 15-18cm).
- Nền nhà: Láng xi măng cát hoặc dùng xỉ than dài một lớp 3cm, rắc vôi bột, phun nước đầm chặt có thể tưới một lớp nước vôi đặc sau đó đầm chặt.
- Đặt cột bê tông: Cột cách nhau 2,5m theo hình vuông dưới móng như móng nhà 2 tầng. Dùng đá to, gạch vỡ tạo móng như móng cột điện để chống lún khi treo bịch nấm. Nhà có đầu hồi quay hướng đông tây. Nhà 1a cột bê tông cách nhà 1b 1,5m. Cột cách nhau 2,5m/cột thành 3 hàng để đỡ vì kèo. Nhà 1b cách nhà 2a khoảng 3-4m để lấy ánh sáng và thông thoáng. Có thể trồng cây xanh ở giữa lối đi giữa nhà 1a và 1b để tỏa sang 2 nhà. Lối đi này làm thấp hơn nền nhà khoảng 5-7cm vừa là rãnh thoát nước của nhà 1a và 1b.
- Vì kèo: có thể làm bằng sắt cho chắc chắn hoặc bằng gỗ, bương, tre, luồng….đòn tay, dui mè bằng tre, bương đã ngâm càng tốt.
- Mái nhà: Có thể lợp bằng các vật liệu càng mát càng tốt như: cật tre, lá cọ, phủ bạt và nẹp rạ, lá mía….Mái phải chắc để chống gió bão.
- Xung quanh nhà: Bó vỉa cao 20cm bằng gạch hoặc không cần bó vỉa. Không xây tường mà dùng bằng vải bạt + lưới đen cản quang để che chắn gió và ánh sáng khi cần thiết.
- Trần nhà: Nếu treo bịch nấm sò, mộc nhĩ, linh chi thì dùng luồng, vầu, tre dàn đều, cách nhau 30cm/cây (tính theo tim cây tre). Tốt nhất dùng cây hóp đá, vầu sẽ chắc và đỡ mối mọt.
- Nếu làm tầng giàn trồng nấm mỡ:
Làm 3 giàn nấm, 2 giàn sát tấm chắn bằng bạt rộng 80-85cm/giàn. Lối đi rộng 80cm, giàn giữa đi hai bên rộng 140cm. Có thể làm thành 3 tầng nổi, 1 tầng trệt. Tầng thứ 2 cách tầng trệt 70cm. Từ tầng 2 đến tầng 3, tầng 4 cách nhau 60cm/tầng.
Chú ý: Có thể tận dụng các nhà hiện có, tạo độ mát, có cửa ra vào điều chỉnh ánh sáng và độ thông thoáng để trồng các loại nấm đều được.
|