Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết ngoài việc chuẩn bị các điều kiện, lò hấp, lò sấy, người nuôi trồng nấm cần phải chuẩn bị gì thêm?
Ngoài các điều kiện trên, người trồng nấm cân phải chuẩn bị thêm các vật tư thiết bị và kiến thức sau:
1. Một  số dụng cụ thiết bị, vật liệu khác:
- Tủ và phòng cấy giống nấm (để trồng nấm sò, mộc nhĩ mùn cưa…)
- Dụng cụ tưới nấm như ô doa, bình phun sương, máy bơm nước.
- Khuôn gỗ trồng nấm rơm.
- Dụng cụ để nuôi nấm (chum vại, túi nilon, can nhựa…)
- Bể ngâm rơm rạ
- Dụng cụ để phơi sấy n (nong, giàn, cũng có thể mua hoặc lắp đặt lò sấy, máy sấy…)
- Nguồn nước sạch để tưới nấm.
- Một số vật tư để khử trùng, vệ sinh môi trường như nước vôi, formon, chế phẩm EM…
2. Lao động:
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất các loại nấm mà chuẩn bị lao động, số lao động cần được huấn luyện kỹ thuật trồng nấm. Một số lao động chuyên chịu trách nhiệm các khâu kỹ thuật quan trọng như cấy giống, hấp bịch, tưới và thu hái n, sơ chế n. Còn lao động thời vụ chủ yếu làm công việc xử lý nguyên liệu (ngâm, ủ, trộn, đóng bịch, vận chuyển…) Cần tổ chức tốt, hợp lý, tiết kiệm lao động.
Định mức cơ bản về lao động tính cho sản xuất 1000kg nguyên liệu: nấm mỡ 30 công, nấm rơm 20 công, nấm sò 30 công, mộc nhĩ gỗ 15 công, nấm hương 15 công, linh chi 30 công.
3. Vốn  đầu tư cẩn chuẩn bị
- Xây dựng lán trồng n (tính khấu hao 3 năm)
- Tiền mua nguyên vật liệu và phụ gia
- Tiền mua giống nấm
- Tiền mua dụng cụ, hóa chất.
- Tiền công lao động
(Xem chi tiết đầu tư chi phí theo từng loại nấm ở phần hạch toán hiệu quả kinh tế)
4. Tìm hiểu thị trường và đầu ra của nấm bao gồm tiêu thụ nấm tươi, tiêu thụ muối, nấm sấy khô. Trong thời gian hiện tại, cố gắng tiêu thụ 70% sản lượng ở dạng nấm tươi, 30% ở dạng nấm sơ chế.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình