Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin hỏi quy trình kỹ thuật sản xuất nấm mộc nhĩ trên gỗ?
1. Đặc tính sinh học:
Mộc nhĩ có tên khoa học chung là Auricularia spp. Mộc nhĩ có nhiều loại khác nhau như loại cánh nỏng (Auricularia auricular), loại cánh dày (Auricularia polytricha)…Màu sắc có nhiều loại: có loại màu hồng, có loại màu đen. Còn có tên gọi khác là n mèo, tai mèo.
Nhiệt độ thích hợp cho mộc nhĩ phát triển từ 20-30oC. Nếu nhiệt độ dưới 15oC và trên 35oC thì mộc nhĩ chậm phát triển. Ẩm độ nguyên liệu thích hợp từ 65-70%, ẩm độ không khí 90-95%.
Độ thông thoáng nhà xưởng vừa phải (ánh sáng tối mờ), pH=4-12, cánh mộc nhĩ là một khối keo có thể trương nở (khi đủ nước). Có loài cánh rộng tới 18-20cm, dày tới 1-2,5mm, có loại cánh chỉ rộng 3-5cm.
2. Thời vụ:
Ở phía Bắc có thể trồng vào tháng 3 đến tháng 8, tốt nhất là tháng 4- tháng 5 dương lịch. Ở các tỉnh phía Nam có thể trồng quanh năm. Giai đoạn đầu cần thông thoáng, tránh nơi kín, bí hơi và cần bóng tối, giai đoạn mộc nhĩ cần ánh sáng như trong phòng có mở cửa.
3. Các nguyên liệu và xử lý nguyên liệu:
Nguyên liệu là các loại gỗ có nhựa, mủ màu trắng, thân gỗ mềm, xốp, không độc, không có tinh dầu như: sung, mít, ngái, da, bồ đề, duối, si, vả, dâu da, cao su, sau sau, lõi ngô, rơm rạ, mùn cưa, thân dừa, vỏ dừa..
Gỗ sau khi chặt, cưa phẳng từng đoạn 1,2-1,5m có đường kính tốt nhất 10-20cm đem nhúng nước vôi đặc 2 đầu khoảng 5-10cm (nơi bị tróc vỏ cũng cần bôi vôi) để ngăn chặn n mốc. Các khúc gỗ cần được xếp từng đống từ 7-10 ngày cho ráo nhựa ở nơi không bị mưa, nắng trực tiếp, kín gió, sạch sẽ.
4. Cấy giống và ươm:
Dùng búa chuyên dụng để bổ tạo lỗ trên thân gỗ. Tạo lỗ có khoảng cách từ 15-20cm, sâu 1,5-2cm, hàng cách hàng 5-10cm và so le, lỗ đục cách mép đoạn gỗ 5-7cm. Chuẩn bị giống n tốt, không già hoặc non, không bị nhiễm bệnh, có nơi mọc trắng đều từ trên miệng xuống đáy chai.
Cấy giống vào lỗ khoảng 2/3 chiều sâu (lượng giống = 2-3 hạt ngô). Dùng phôi gỗ mỏng đậy lên trên tạo nắp đậy, dùng xi măng hoặc đất sét mới khai thác với vôi tôi quét lên mặt gỗ đã đậy phoi gỗ. Sau cấy giống xếp gỗ vào nhà ươm hoặc dưới tán cây, kê cao 15-20cm, xếp khối trên phủ nilon, bao tải, chiếu cũ, hàng ngày tưới ẩm phía dưới xung quanh đống ủ, chú ý không tưới nước thấm vào gỗ làm chết giống.
Khoảng 15-20 ngày đảo đống gỗ cho đều và kiểm tra giống bằng cách cắt một cây qua lỗ thấy sợi loang trắng sâu vào trong là được. Ủ tiếp 15-20 ngày nữa n bắt đầu ra.
5. Xếp, tưới và thu hoạch:
Khi mộc nhĩ mọc khoảng 25-30 ngày, chúng mọc lan ra xung quanh lốm đốm trắng, chi chit, sần sùi như da cóc. Chuyển các đoạn gỗ vào khu vực chăm sóc tiện lợi: tưới nước và thu hái. Lúc này xếp gô theo chiều thẳng đứng theo kiểu giá sung, hàng ngày tưới nước 2-3 lần trực tiếp vào thân cây bằng bình bơm và cần tưới thấm đều thân cây. Khoảng cách giữa các khúc gỗ từ 8-10cm. Bố trí các luống gỗ hợp lý để tiện chăm sóc và thu hái.
Khi thu hái chọn cây mộc nhĩ to, mép xoăn hái trước, cứ khoảng 15-20 ngày đảo gỗ một lần, đảo từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đảm bảo độ ẩm đồng đều của khối gỗ. Mỗi lứa mộc nhĩ kéo dài 15-20 ngày. Sau lứa hái dùng cật mía, bàn chải cạo vệ sinh các gốc nấm, đảo đầu gỗ, thời gian thu hái cho tới khi gỗ mục nát hoặc khi chuyển sang mùa lạnh thì mộc nhĩ ngừng mọc.
Chú ý: Đảm bảo đủ ánh sáng để mộc nhĩ có màu nâu sẫm là tốt, màu đen sẫm là ánh sáng mạnh, màu trắng nhạt thiếu ánh sáng.
Không để gió mạnh lùa qua làm cánh mộc nhĩ mỏng và có thể chết. Khi tưới phải dùng nước sạch. Thu hái xong đem phơi nắng hoặc sấy khô (cất giữ đơn giản) và đem đi tiêu thụ. Năng suất 20-25kg khô/1m3 gỗ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình