Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết khi bón phân lân cần lưu ý gì?
Một số chú ý khi sử dụng phân lân:
- Đất không chua hoặc hơi kiềm, nhưng nghèo lân (< 0,1% P2O5) rất cần bón lân supe. Tốt nhất là ủ với phân chuồng, phân hữu cơ trước lúc bón khoảng 2 tuần.
- Các cây có nhu cầu về lân cao là cây đậu đỗ, mía, cói, dâu tằm rất cần bón nhiều lân cho mỗi vụ. Tuy nhiên do khả năng cung cấp lân cho cây chậm nên hiệu lực tồn dư của phân lân bón vụ trước có thể kéo dài sau 2 - 3 vụ. Những vụ tiếp theo có thể giảm lượng lân nhất định cũng có thể đủ lân cho cây sinh trưởng bình thường.
- Đất chua supe lân có hiệu quả hơn lân nung chảy, ngược lại đất có phản ứng kiềm thì lân nung chảy hiệu quả cao hơn. Bột photphorit bón cho đất chua hiệu lực hơn đất kiềm.
- Không trộn lân nung chảy ủ với phân chuồng hay phân hữu cơ khác tránh mất đạm. Có thể trộn lân nung chảy với phân hữu cơ để bón lót cho cây cũng rất tốt.
- Ngâm supe vào nước giải vừa tăng lân cho nước giải đồng thời trống mất N của nước giải.
- Phân tự nhiên không chế biến hiệu lực của phân tăng lên nhiều theo độ nghiền mịn của phân.
- Do đặc tính của cây có nhu cầu lân rất sớm, lúc còn nhỏ để bộ rễ phát triển. Mặt khác khi bón vào đất thường bị keo đất hấp thụ ngay, sau đó mới được giải phóng dần vào dung dịch đất, cho nên lân cần phải tập trung bón lót.
Nguồn: Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình