Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết biện pháp đối phó với bệnh phân trắng ở tôm sú nuôi?
Bệnh phân trắng ở tôm sú không phải là bệnh cấp tính gây ra làm tôm chết hàng loạt, nhưng khi tôm bị bệnh rất khó chữa khỏi, nếu tôm khỏi bệnh thì cũng trong tình trạng bị óp và chậm lớn, làm giảm đáng kể sản lượng cho người nuôi. Để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm xuân hè năm 2010 đạt năng suất, chúng tôi khuyến cáo bà con một số biện pháp phòng bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi.
Bệnh phân trắng (white feace) trên tôm sú nuôi được ghi nhận với những dấu hiệu đặc trưng: trong ao xuất hiện phân tôm có màu trắng, gan tôm bị teo hoặc rữa.
Tác nhân gây bệnh: do vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, yếu tố môi trường, trong đó tác nhân chủ yếu là vi bào tử thuộc giống Plexstophora và vi khuẩn thuộc giống vibrio.
Mùa vụ xuất hiện bệnh: từ tháng 3 - 7 và tập trung tháng 5, tháng 7 đối với miền Bắc, miền Trung bệnh xuất hiện rải rác quanh năm và tập trung từ tháng 8 - 10 đối với miền Nam. Bệnh thường xuất hiện khi tôm nuôi được 50 - 90 ngày. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết bất thường (nắng nóng, mưa kéo dài hoặc khi thời tiết thay đổi).
Đối với bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi, biện pháp phòng bệnh tổng hợp là cần thiết:
- Cải tạo ao triệt để: tát cạn vét bùn phơi khô và khử trùng đáy ao (hồ) để diệt hết mầm bệnh, các loài ốc và nhuyễn thể.
- Nguồn nước cấp vào ao: phải được lọc kỹ qua lưới lọc phù du và sử dụng hóa chất diệt tạp, không để ốc phát triển và đảm bảo mức nước ao nuôi 1,2 – 1,5 m.
- Tôm giống và mật độ thả: phải rõ nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra vi rút MBV, vi rút đốm trắng (WSSV), vi rút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV), vi rút HPV gây bệnh gan tụy trên tôm he, vi bào tử... trước khi thả tôm giống. Mật độ thả tôm 15 - 20 con/m2.
- Quản lý và chăm sóc: cho tôm ăn đủ bữa, đủ lượng chất lượng; thức ăn phải đảm bảo không bị mốc hoặc hết hạn sử dụng. Trong quá trình nuôi, nên thường xuyên sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế ô nhiễm đáy ao do chất hữu cơ tăng - nguyên nhân phát sinh bệnh phân trắng.
Ngoài ra, cần bổ sung vitamin, men tiêu hóa vào khẩu phần ăn của tôm, nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh cho tôm; định kỳ cho tôm ăn bột tỏi, 1 lần/tháng, liều lượng 1 g bột tỏi/kg thức ăn, ăn trong 3 ngày liên tục.
Nguồn: www.khuyennongvn.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình