Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
-   Đăng ký Hộ tịch, Hộ khẩu, CMND
-   Hệ thống luật đất đai
-   Luật sở hữu trí tuệ
-   Luật Doanh nghiệp
-   Luật ban hành Văn bản quy phạm
-   Luật thừa kế
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
Cho biết đặc tính của một số giống ớt được trồng phổ biến hiện nay?

Hiện nay thị trường có rất nhiều giống, mỗi giống thích hợp với vùng sinh thái và mùa vụ khác nhau. Một số giống ớt cay trồng phổ biến ở ĐBSCL hiện nay:

Nhóm chỉ thiên (trái hướng lên trời): Trái nhỏ, được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, trồng nhiều trong mùa mưa vì trái nằm trên mặt lá, khô ráo và thông thoáng nên ít bị sâu bệnh ẩn núp tấn công cũng như ít bị bệnh, nhất là bệnh thối trái trong màu mưa vì vi sinh vật gây bệnh không có điều kiện thuận lợi để phát triển.

- Ớt cay (F1) TN 16 của công ty Trang Nông: Gieo đến thu lần đầu 90 ngày, trái chín đỏ tươi, rất cay, trái dài 6 - 7 cm, đường kính 0,5 - 0,6 cm, trọng lượng trái trung bình 2 - 3 g /một trái, cây cao 70 - 75 cm, đậu trái nhiều, kháng bệnh thúi trái, sinh trưởng mạnh.

- Ớt hiểm lai (F1) 207 của công ty Hai Mũi Tên Đỏ: Trái chín màu đỏ tươi, rất cay và thơm, trái thẳng dài 2 - 3 cm, năng suất  cao 2 - 3 kg trái / cây, chống chịu khá với bệnh kháng thư. Hiện được bà con huyện Châu Thành, Chợ Mới, tỉnh An Giang trồng nhiều.

- Ớt hiểm địa phương: Trái rất cây, chiều dài trái 2 - 3 cm, cây sinh trưởng khoẻ, kháng bệnh thán thư rất tốt, trồng thuận lợi nhất trong mùa mưa, năng suất  không cao nhưng nông dân tự để giống dễ dàng.

Nhóm chỉ địa (trái hướng xuống đất): Đa số trái to, cay ít đến cây trung bình, được dùng nhiều trong các quán ăn, sử dụng dạng xắt lát mỏng, ăn tươi hoặc làm tương ớt dạng bầm nhỏ hay xay. Trái hướng xuống đất, nằm dưới bộ lá rậm rạp, thường dễ bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt trong mùa mưa đuôi trái bị đọng nước nên thiệt hại do bệnh thối trái (thán thư) rất cao, mưa nhiều, nước trong đất thừa, cây hút nước nhiều trái dễ bị nứt.

- Ớt cay Chilli (F1) của công ty Trang Nông: Giống lai F1, trái suông dài 12 - 15 cm, đường kính 1,2 - 1,4 cm, thịt đầy, trái chín màu đỏ tươi, nặng trung bình 15 - 16 g / trái, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, ít bị thối trái, cây cao 75 - 85 cm. Hiện trồng nhiều ở huyện Trà Ôn, Vĩnh Long và Cần Thơ.

- Ớt cay (F1) Hot Chilli của công ty Hungnong (Hàn Quốc): Trái to, dài 13 - 15 cm, nặng 18 - 20 g / trái, thịt dầy, cây phát triển mạnh, ít bị bệnh héo rũ, cháy lá, thán thư, trái suông, chín tập trung.

- Ớt cay lai F1 số 20 của công ty Giống Cây Trồng Miền Nam: Trái to dài, chín tập trung, sinh trưởng mạnh, ít bị bệnh săn đọt do siêu vi khuẩn

- Ớt sừng trâu địa phương: Trái hơi cong ở đầu, dài 10 - 15 cm, cho năng suất  thấp 8 - 10 tấn / ha, chỉ bằng phân nửa so với giống lai F1, dễ bị bệnh thán thư và xoăn đọt do siêu vi khuẩn.

- Ớt hiểm địa phương (chỉ địa): Trái hướng xuống thẳng, thon, dài 3 - 4 cm, chót đuôi trái nhọn, cay nhiều

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình