Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Vườn bưởi và cam sành mới trồng được 2 năm không rõ tại sao thời gian gần đây có một số cây bị vàng lá. Khi bới đất lên xem tôi thấy quả thực có nhiều con rệp nhỏ, màu trắng bu bám dưới rễ. Xin cho biết đó là con rệp gì? Có cách nào để diệt trừ chúng?
Nói đến rệp sáp người ta thường nghĩ rằng chúng chỉ gây hại ở những bộ phận ở phía trên mặt đất của cây như đọt non, lá non, hoa, trái… Nhưng qua điều tra nghiên cứu của các nhà chuyên môn ở một số tỉnh thuộc ĐBSCL gần đây thì thấy chúng còn gây hại ở cả bộ rễ của nhóm cây có múi (cam, quýt, chanh, bưởi). Thường thì các loài rệp sáp ít hoặc di chuyển chậm. Nếu muốn “đi” tới chỗ khác chúng phải nhờ một số loài kiến ( kiến hôi, kiến cao cẳng…) tha đi. Những con kiến này không chỉ tha rệp đến các bộ phận phía trên mặt đất của cây, mà còn tha chúng xuống cả bộ rễ của cây để gây hại. Rệp tập trung phá hại chủ yếu ở những rễ gần gốc và những rễ gần mặt đất.
Cũng giống như khi gây hại trên lá, đọt, trong quá trình sống chất bài tiết của rệp còn chứa nhiều chất đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển, làm cho bên ngoài của rễ có màu đen. Nếu mật độ cao, gây hại nặng có thể làm cho bộ rễ của cây bị hư thối, tuột ra, không còn khả năng hút dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây, làm cho cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.
Để hạn chế tác hại của rệp sáp có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Xử lý trước khi trồng bằng một trong các loại thuốc như: Nokanph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G với liều lượng khoảng 20-30g cho một hố trồng.
- Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây và  phòng trừ các loại kiến xung quanh gốc cây, không cho kiến tha rệp sáp xuống gốc. Đồng thời phun trừ rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất của cây.
- Trên bộ rễ của cây ngoài rệp sáp còn có cả tuyến trùng cũng đồng thời gây hại. Nếu thấy cây sinh trưởng kém, còi cọc,lá úa, vàng héo, đầu lá quăn lại, trái nhỏ mà trên cây lại có nhiều kiến lửa, kiến cao cẳng thì cần moi đất kiểm tra bộ rễ để phát hiện rệp và có biện pháp diệt trừ rệp kịp thời.
- Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Nokaph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G, Pyrinex 20EC… để rải vào đất xung quanh bộ rễ. Cũng có thê xới nhẹ đất rồi sử dụng một số loại thuốc nhũ dầu như: Supracide 40EC, Suprathion 40EC, Vitashield 40EC, Mapy 48EC… pha loãng( theo liều lượng hướng dẫn trên vỏ bao bì) rồi tưới ướt đẫm dần vào gốc cây bị rệp hại.
- Với những cây bị chết do rệp sáp gây hại, trước khi trồng lại cây khác cần rải hoặc tưới thuốc trừ rệp (như đã nói ở phần trên) vào gốc để diệt rệp. Sau đó phải thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và diệt trừ rệp.
- Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng thuôn chọc một số lỗ ( khoảng 20cm chọc một lỗ) tron diện tích của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc Pyrimex 20EC, Sago super 20EC theo nồng độ khuyến cáo rồi tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại.
- Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt 3 răng, cào xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc Sago super 3G với lượng 200-500g cho một gốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới, thuốc sẽ bốc hơi xông hơi diệt rệp. Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón thêm phân vào gốc hoặc phun phân qua lá để phục hồi sức khoẻ cho cây.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình