Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết một số phương pháp nhận biết và phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ ở cây lúa?
Sâu cuốn lá nhỏ phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước ta, sâu non nhả tơ cuốn lá thành bao thẳng đứng rồi ăn phần chất xanh trên mặt lá làm giảm diện tích quang hợp và mất đi diệp lục tố gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa.
Sâu cuốn lá thường hóa bướm vào ban đêm sau đó bướm tiếp tục chọn những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng (đặc biệt những ruộng được bón phân đạm cao). Thời gian đẻ trứng thường là vào ban đêm, trứng được đẻ rải rác hai bên gân chính của lá, trung bình mỗi con đẻ từ 70 - 100 trứng. Mỗi năm sâu cuốn lá thường đẻ từ 6 lứa và gây thiệt hại nặng ở giai đoạn lúa làm đòng và 2 vụ lúa xuân và lúa mùa. Sâu thường phát triển mạnh vào thời tiết có nhiệt độ từ 25 – 29 độ C và độ ẩm trên 80%.
Ngoài ra sâu cuốn lá nhỏ còn phát triển mạnh do bà con gieo sạ muộn, sử dụng giống dễ nhiễm sâu bệnh, sử dụng phân bón không hợp lý (bón quá nhiều đạm lại bón phân bố làm nhiều lần), thời tiết bất lợi (nắng mưa xen kẽ), …
Để phòng trừ sâu cuốn lá bà con nên áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng trong sản xuất, đây là một biện pháp hữu hiệu giúp cây phát triển chắc khỏe và hạn chế sự phát sinh của bệnh. Đồng thời, bà con cũng nên bảo vệ các loại thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ như: các loài ong (ong mắt đỏ Trichogramma sp), nấm, nhện, chuồn chuồn, các loài cánh cứng, …, nắm chắc về dự báo thời tiết để có thể chủ động đưa ra biện pháp ngăn ngừa sớm.
Ngoài ra biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ theo hướng bền vững cũng là một lựa chọn tốt cho bà con nông dân với phương pháp chủ yếu là tăng cường sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp kết hợp với các biện pháp thủ công, canh tác, sinh học. Chú ý đến biện pháp canh tác như khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo cấy, chế độ nước, .. . các biện pháp hóa học ( sử dụng khi thời tiết thuận lợi cho sâu bùng phát mà các biện pháp khác không đủ sức khống chế), nhưng khi sử dụng các biện pháp hóa học này bà con nên lưu ý thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả phòng trừ.
Nên phun thuốc sau khi bướm nở rộ hoặc khi sâu tuổi nhỏ, nếu sâu đã cuốn lá nằm trong tổ thì trước khi phun thuốc nên dùng cành tre phất nhẹ trên đầu thảm lá lúa để tổ tung ra thì hiệu quả phun thuốc sẽ rất cao. Đối với sâu cuốn lá lúa, khi phun thuốc cần phải chỉnh béc phun nhỏ và đưa vòi phun vừa qua khỏi ngọn lá lúa để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình