Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin cho biết khi bón phân đạm nhiều thì gây tác hại gì đối với cây trồng?
Khi bón nhiều phân đạm thì gây rất nhiều tác hại cho cây trồng:
1. Làm giảm năng suất đáng kể vì: Cây lớn nhanh, đẻ nhiều nhánh phân cành nhiều, thân non mềm. Hiện tượng này thường gọi là "bốc lốp", cây dễ bị đổ non, chậm ra hoa, hoa ít và khó đậu quả, quả không chắc hạt. Củ khó hình thành vì tinh bột tích lũy về củ chậm, nhiều rễ đực ít rễ củ.
2. Làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Với rau tuy non, mềm, nhiều nước nhưng vị rau nhạt hơn. Bón muộn trước lúc thu hoạch, nitrat tích lũy nhiều trong rau ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Do vậy mức nitrat tích lũy trong rau quả đã được tổ chức y tế thề giới quy định.
- Cây lấy bột tỷ lệ tinh bột giảm, riêng sắn có thể tích lũy nhiều chất độc.
- Mía năng suất có thể cao, nhưng nhiều nước, hàm lượng đường thấp.
- Thuốc lá chậm cháy, không thơm.
- Chè nhiều búp, năng suất cao nhưng vị chè nhạt, kém hương.
- Hành tỏi củ không chắc, không thơm, bảo quản dễ bị thối...
- Dâu tằm, lá mỏng, tằm ăn dễ bị mắc bệnh.
- Cây ăn quả kém ngọt, dễ bị thối.
- Hạt giống không mẩy, khó bảo quản tỷ lệ nẩy mầm thấp.
3. Làm giảm khả năng chống chịu thời tiết bất thuận. Rễ kém phát triển nên giảm khả năng chống chịu hạn. Thân non mềm, dễ đổ, dễ thối nên giảm khả năng chống úng. Bón nhiều đạm cây rất dễ bị chết rét, chết nóng.
4. Làm tăng sâu bệnh cho cây. Vì mầu xanh đậm của lá làm tăng hấp dẫn bướm. Mô bảo vệ phát triển kém, sâu dễ đục vào thân tạo điều kiện mầm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Nhiều chất bổ tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt. Ở ruộng lúa bón nhiều đạm thường làm tăng các loại sâu đục thân, sâu cuấn lá, rầy các loại, bệnh bạc lá, đạo ôn.
5. Khi cây đang có sâu bệnh không nên bón phân đạm. Khi trừ sâu bệnh xong mới bón phân trở lại để bồi bổ sức cho cây.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình