Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
Xin cho biết phân vi lượng là gì? Bằng cách nào để biết cây trồng thiếu vi lượng? Năng suất và chất lượng nông sản có thay đổi gì khi bón vi lượng cho cây?
Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây. Nhiều khi còn bổ sung các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.
* Có thể nhận biết cây trồng thiếu vi lượng bằng cách:
- Nhìn ngoại hình: Cây phát triển chậm đẻ nhánh và phân cành ít, lá nhỏ hoặc biến dạng (lá không phẳng, nổi gân hoặc xoắn, cuộn tròn lại), hoa rụng nhiều quả không đậu, hình dạng không bình thường, cuống to, trong quả có sạn và búp thối...
- Phân tích cây và đất:
- Bón thử. Dựa trên trẩn đoán ngoại hình, phân tích cây và đất, sơ bộ nhận định thiếu nguyên tố nào. Dùng phương pháp phun lên lá dung dịch có các nguyên tố đó rồi quan sát các hiện tượng sau 7 đến 10 ngày.
* Khi bón vi lượng cho cây đúng theo chỉ dẫn có cơ sở khoa học thì năng suất và chất lượng nông sản đều tăng lên.
Những thí nghiệm ở phòng thí nghiệm về bổ sung các vi lượng trên môi trường không có vi lượng đã làm cho năng suất cây trồng tăng so với đối chứng từ 10 đến 50% thậm chí còn cao hơn. Xong trong thực tế sản xuất thì không phải như thế. Đất canh tác đã có sẵn vi lượng ở một mức độ chưa đầy đủ, do vậy cây vẫn phát triển bình thường ở mức độ thấp. Khi bón thêm vi lượng cho cây thì năng suất tăng từ 3 đến 15% là chắc chắn. Trên đất nào thực sự thiếu vi lượng nhiều thì năng suất tăng càng cao.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định khi bón phân vi lượng cho cây chất lượng nông sản không bị thay đổi hoặc chỉ có tăng lên chứ không hề giảm xuống.
* Sự thiếu hụt một cách rõ rệt các nguyên tố vi lượng trong đất dẫn đến các bệnh chức năng của cây và làm giảm thu hoạch một cách đáng kể. Các bệnh như thối khô cải củ và cải bẹ trắng, bệnh vi khuẩn của quả táo và lê, khô ngọn của thuốc lá, vàng ngon của cây... đều do thiếu nguyên tố bo gây ra. Các bênh úa vàng giữa các gân lá và thành vệt thường do thiếu mangan gây ra. Bệnh đốm xám của cây hòa hảo, vàng thân của củ cải, vv... cũng do thiếu mangan. Bệnh khô ngọn lá và héo chồi ngọn của các cây ăn quả thường là kết quả của sự thiếu đồng. Bệnh trắng ngọn của ngô, lá chét bé của các cây ăn quả là biểu hiện của sự thiếu kẽm.
- Thiếu đồng trên đất lầy thụt gây bệnh trắng và sơ lá lúa.
- Thiếu magie ở vùng trồng dứa do bón nhiều kali gây bệnh luộc lá dứa.
- Thiếu nhôm trên cây chè ở vùng đất không chua.
- Thiếu lưu huỳnh trên cây cà phê ở Tây Nguyên gây giảm năng suất nghiêm trọng.
Việc bón các nguyên tố vi lượng tương ứng có thể khắc phục hoàn toàn được các bệnh đã nêu.
Trong thực tiến nông nghiệp thường gặp tình trạng biểu hiện sự thiếu các nguyên tố vi lượng không rõ rệt. Trong các trường hợp này không quan sát thấy các triệu chứng bên ngoài của bệnh nhưng sự sinh trưởng của cây bị sút kém và dẫn đến sự giảm đáng kể năng suất. Việc bón phân vi lượng trong các trường hợp như vậy là rất cần thiết nhằm làm tăng cả năng suất lẫn phẩm chất cây trồng.
Nguồn: hoidap.vinhphucnet.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình