Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết quy trình khử trùng nhà lán - phương pháp trừ tổng hợp sâu bệnh, chuột hại vi nấm. Kỹ thuật điều chế phân bón vi sinh từ bã nấm?
1. Quy trình khử trùng nhà lán
Nhà lán trước khi vào sản xuất phải được khử trùng vệ sinh triệt để: dọn rác, bẩn trong nhà, xung quanh hành lang nhà lán rửa sạch sẽ sau đó rửa nước vôi, phun EM nồng độ 1/300-1/500 tất cả nhà lán, dụng cụ, xung quanh nhà lán nuôi trồng (cự ly 50m).
Phun EM thứ cấp + EM 5% với nống độ 1/500 định kỳ thường xuyên 5-7 ngày một lần xung quanh nhà lán, hàng lang chỗ trống trong nhà nuôi trồng (không được phun trực tiếp lên luống nấm, ụ nấm, bịch nấm).
Trong quá trình chăm sóc nấm nên phát hiện có nấm dại, nấm mốc, phân loại để phòng trừ vệ sinh và đưa ra xa nơi sản xuất (tiêu hủy, chôn lấp).
Sau mỗi đợt sản xuất, nhất là sau các vụ n (nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ) bắt buộc phải vệ sinh tẩy uế toàn bộ môi trường xung quanh khu vực sản xuất: rửa nước sạch lần 1, lần 2 rửa nước vôi, lần 3 xử lý foocmon nồng độ 4%, sau 3 ngày xử lý EM thứ cấp + EM 5% với nồng độ 1/500 sau 3-5 ngày cuối đưa vào sử dụng, có như vậy năng suất mới đảm bảo.
2. Phương pháp phòng trừ tổng hợp sâu bênh-chuột hại nấm
Chọn nguyên liệu (rơm rạ, bông thải, mùn, cưa, củi…) đúng tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo sản xuất cho từng loại nấm. Nguyên liệu phải được phơi khô, không được ẩm ướt, không được thối nát, không lẫn tạp chất, hóa chất.
Khi sản xuất, sau mỗi đợt sản xuất, sau mỗi vụ nấm phải vệ sinh triệt để nhà xưởng, dụng cụ nuôi trồng, xung quanh khu vự sản xuất bằng nước sạch, nước vôi, foocmon 4%, lưu huỳnh, phun EM theo định kỳ lên nhà xưởng, hành lang xung quanh khu vực sản xuất hạn chế sâu bệnh rất tích cực (tránh phun dung dịch EM trực tiếp lên nấm).
Thu gom (tiêu hủy, chôn lấp) những bịch n, mô n bị bệnh ra xa nơi sản xuất để tránh lây lan. Nếu bệnh bị nặng ngừng sản xuất và vệ sinh lại từ đầu.
Trong sản xuất nuôi trồng các loại nấm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kỹ thuật như ủ nguyên liệu phải đảm bảo định lượng, kỹ thuật, chăm sóc, thu hái đúng tuổi tránh bào tử phát tán dễ gây bệnh cho nấm.
Mỗi loại nấm nên có nhà lán sản xuất riêng (không dùng chung một nhà cho nhiều loại nấm). Vì mỗi loại nấm có một điều kiện sinh thái khác nhau, nếu trồng chung năng suất sẽ giảm, dễ bị bệnh, có khi gây mất trắng.
Phòng trừ chuột, côn trùng phá họat nấm thường xuyên, liên tục vì chúng phá họat vào hầu hết các giai đoạn phát triển của nấm (dùng bả chuột sinh học, bẫy sập, nuôi mèo)/
Lấy giống ở những nơi tin cậy, có địa chỉ rõ ràng. Cấy giống đúng tuổi, sẽ cho năng suất cao nhất, không nên cấy giống quá già, quá non, giống kém chất lượng sẽ không đạt được năng suất.
3. Kỹ thuật chế biến phân vi sinh hữu cơ từ bã nấm
Bã nấm, tức nguyên liệu sau trồng nấm (trừ nấm mộc nhĩ), là sản phẩm hữu cơ đã được phân giải, trong bã nấm có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng phục vụ cho quá trình trong đổi chất của cây trồng. Vì vậy, bã nấm có thể sử dụng làm phân bón rất tốt cho cây trồng cho năng suất cao góp phần cải tạo đất. Có 2 cách chế biến sử dụng như sau:
* Bón trực tiếp
- Nguyên liệu sau trồng nấm mỡ, sò do thời gian thu hái dài, đã được mùn hóa nên có thể dùng bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là cây trồng cao, cây ăn quả.
- Bã nẫm mỡ dùng bón cho lúa giai đoạn đòng mỗi sào 2-3 tạ, không phải bón thêm các loại đạm, lúa sẽ có bông to, chắc hạt, ít sâu bệnh hơn bón phân hóa học. Hoặc có thể bón cho các cây có củ: hành tỏi, khoai tây, khoai lang, các loại cây ăn quả, rau có củ…Chú ý khi bón trộn tỷ lệ với đất 50:50, nếu không cây dễ bị hại. Chú ý bã nấm mộc nhĩ không nên dùng để bón các cây trồng cạn, chỉ có thể bón cho cây trồng nước.
- Bã nấm rơm do thời gian ủ và thu hái ngắn nên chưa hoại mục hẳn, nên tốt nhất dùng để chế biến phân vi sinh.
* Chế biến thành phân hữu cơ
- Chế biến thành phân hữu cơ vi sinh (chất lượng cao): Nguyên liệu sau trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò được đưa ra ủ đống, khối lượng to hay nhỏ tùy thuộc vào khối luợng nguyên liệu, cách ủ, chọn nơi cao ráo để ủ, khi ủ cứ 1 lớp bã n dày 20-30cm phun hoặc tưới cho 1 lượt dung dịch EM (EM thứ cấp) nồng độ 1/100, cứ như thế cho đến khi đống ủ cao 50-60cm. Dùng bùn ao trát kín đống ủ, trên cùng có thể để một khoảng trũng nhỏ để cần bổ sung nước khi cần. Cũng có thể ủ kín bằng đắp phủ bao tải, nilon. Thời gian ủ từ 15-20 ngày là có thể sử dụng bón cho cây trồng được, thường cho 1m3 bã nấm dùng 30ml EM thứ cấp hoặc 3kg Bogasi cám.
- Chế biến thành phân bón hóa hữu cơ: Ủ bã nấm như cách chế biến thành phân hữu cơ nhưng bổ sung thêm supe lân từ 30-50kg cho 1 tấn bã nấm. Sau khi ủ 15-20 ngày, nguyên liệu đã tơi mục, lúc này có thể trộn đều với đạm sunphat và kali, tỷ lệ cứ 100kg phân mục + 5kg đạm sunfat + 3kg kali, sẽ được phân bón dạng hóa hữu cơ rất thích hợp cho lúa và các loại cây trồng khác.
Chú ý: Sau khi trộn đều với đạm và kali không nên dùng bón ngay cho cây trồng cạn, mà cần phải có thời gian ít nhất 5 ngày mới đem sử dụng.
- Chế biến Bogasi-phân bón: Đây là một loại phân bón vi sinh được chế biến bằng công nghệ vi sinh hữu hiệu EM phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Công thức nguyên liệu: bã nấm không đập nhỏ = 1000kg, cám gạo =25kg, phân động vật khô (gà, bò)-50kg và EM­­2.
Cách làm: Trộn đều các nguyên liệu, phun ẩm bằng chế phẩm EM­­2 tỷ lệ 1/100 để đạt độ ẩm khoảng 40% (nắm một nắm nguyên liệu thấy rỉ nước ra giữa các ngón tay, thả bàn tay ra, nguyên liệu vẫn giữ nguyên hình, phải một lúc sau mới vỡ rời là đạt ẩm độ mong muốn). sau khi làm ẩm, ủ đống với chiều cao khoảng 1-1,2 m, trát kín bằng bùn hoặc đậy kín bằng bao tải. Thời gian ủ khoảng 3-4 tuần là được, lúc đó Bogasi có độ tơi, mùi thơm chua ngọt, kiểm tra độ pH dưới 4. Có thể dung bón ngay, chủ yếu bón lót (khoảng 0,2-0,3kg cho 1m2 luá 2-3 tấn/ha để thay thế 5-8 tấn phân chuồng).
Nếu chưa dùng ngay thì tãi Bogasi ra hong khô rồi đóng vào túi nilon hay bao tải, để chỗ râm mát, khô, thời hạn bảo quản 6 tháng.
Sử dụng bã nấm để điều chế phân bón vi sinh với sự tác động của công nghệ EM là một cách tạo thêm giá trị gia tăng cho nấm. Một  trang trại sản xuất nấm 1 năm sử dụng 100 tấn nguyên liệu sẽ sản xuất được khoảng 700 tấn phân bón hữu cơ vi sinh tốt, rẻ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình