Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
-   Hỏi đáp về các căn bệnh
-   Thuốc nam
-   Thuốc bắc
-   Thuốc tây
-   Y học Việt Nam
-   Y học Thế giới
-   Ngừa và điều trị bệnh
-   Chăm sóc sức khoẻ
-   Hỏi đáp về giới tính
-   Nuôi dạy trẻ
-   Cấu tạo con người
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC Y DƯỢC
Xin cho biết có bao nhiêu giống đà điểu
Đà điểu có hai loại: loại Struthioniformes, loại Aptérygiformes. Loại Struthioniformes gồm những chim có vóc dáng cao to, và bàn chân chúng chỉ có 2 hoặc 3 ngón. Còn loài Aptérygiformes gồm những chim có vóc dáng vừa phải, và bàn chân có tới 4 ngón. Giống đà điểu lớn con Struthioniformes có 3 giống tiêu biểu sau đây.
a. Đà điểu châu Phi Autrusches (Ostrich).
Trước đây giống này có đến bốn loài là: đà điểu Bắc Phi (Struthio camelus Linacus), đà điểu Đông Phi (Struthio massaicus Newmann), đà điểu Nam Phi (Struthio autralis Gurney) và đà điểu Somali (Struthio molybdoplanes). Bốn giống đà điểu trên đây nay không còn rắc giống mà chúng đã lai tạp với nhau qua nhiều đời, nên còn một loài tiêu biểu là giống Ostrich (Struthio camelus Domesticus). Tại Nam Phi cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang ưa chuộng nên nuôi với số lượng nhiều nhất.
b. Đà điểu casoars, tức là đà điểu Úc cổ trụi, tiêu biểu có giống Emu (Dromaeus novae Hollandiea).
c. Đà điểu Nandous tức đà điểu Mỹ, tiêu biểu có giống Rhea (Rhea American).
Còn loại Aptérygiformes có giống Apteryx, tiêu biểu là chim Kiwis, có chiều cao khoảng 50cm và nặng hơn 3 kg, giống chim này đẻ rất ít, mỗi mùa sinh sản chỉ đẻ được vài lứa, và mỗi lứa chỉ được 1 đến 3 trứng, thời gian ấp kéo dài đến hai tháng rưỡi, chỉ do chim trống ấp và nuôi con. Trong tương lai, loài Kiwi có thể bị tuyệt chủng, nếu không có phương cách bảo tồn chúng.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình