Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật Chăn nuôi khác
Xin hỏi môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao?
Trước khi nói về cách làm chuồng trại để nuôi ta nên biết về môi trường sống của đà điểu hoang dã ra sao. Cũng như nhiều loài muông thú khác, đà điểu dù sống đơn lẻ hay sống thành bầy đàn cũng có lãnh địa riêng của chúng. Lãnh địa này rộng hẹp ra sao là còn tùy ở mật độ sinh sống của đà điểu trong hoang mạc hay trên thảo nguyên nhiều ít ra sao, và còn tùy nơi ở thừa hay thiếu thức ăn ra sao nữa.
Nếu dân số trong vùng cư ngụ ít thì chúng nới rộng lãnh địa rộng ra, và nếu đất đai khô cằn thiếu thức ăn thì chúng phải chiếm lãnh địa rộng mới kiếm đủ cái ăn để sống. Nhưng, thường thường mỗi con đà điểu hoang dã phải bươn chải trong một vài cây số vuông đất đai mới kiếm ăn no được.
Đà điểu tuy là chim nhưng không có cánh để bay, thay vào đó nó có đôi chân rất khỏe nên chạy cả ngày với vận tốc khá cao nhưng cơ hồ không biết mỏi mệt. Tuy là chim nhưng đà điểu không có bầu diều, mà có dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn được trôi qua thực quản rồi chuyển sang dạ dày tuyến, tích trữ lại đó trước khi chuyển qua dạ dày cơ làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn….Đà điểu tuy lớn con, sức nặn của đà điểu Ostrich tối đa đến 150kg, tương đương với con bò cỏ, nhưng lại tiêu tốn thức ăn không nhiều: độ ba kí cỏ và vài kí côn trùng và động vật nhỏ, nhưng trong môi trường sống hoang dã, mớ thức ăn đó đâu phải lúc nào cũng dễ kiếm, vì vậy gần như cả ngày chúng phải lùng sục tìm kiếm đây đó mới tìm kiếm đủ thức ăn.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình