Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
-   Bưu chính Viễn thông
-   Chế tạo máy
-   Công nghệ Thực phẩm
-   Tài nguyên Môi trường
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC KỸ THUẬT
Xin cho biết do đâu đà điểu con có tỷ lệ hao hụt khá cao?
Đà điểu con từ lúc ra khỏi vỏ cho đến lúc được ba tháng tuổi rất khó nuôi, chúng bị vướng nhiều thứ bệnh và dễ chết, chết nhiều. Đây là nhận xét chung của những ai đã từng nuôi đà điểu không những ở nước ta mà tại nhiều nước trên thế giới, đã có nhiều kinh nghiệm nuôi đà điểu lâu năm cũng vậy.
Do đâu đà điểu con có tỷ lệ hao hụt khá cao? Đây là một thắc mắc lớn đã được nhiều nhà chuyên môn về giống chim này miệt mài nghiên cứu nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Thực tế trước mắt đã cho chúng ta thấy được một vài nguyên nhân như sau: 
- Do thể trạng yếu: đa số chim non đà điểu đều có thể trạng yếu, trừ một số ít là mạnh khỏe, sởn sơ. Đó là những con có trứng nở đúng ngày và tự phá bể vỏ trứng chui ra ngoài được. Những con có cơ thể yếu là những con khi nở phải nhờ vào sự trợ giúp của người. Trong đời sống hoang dã của đà điểu cũng vậy, tỷ lệ hao hụt của chim con còn nhiều hơn là ấp trứng bằng máy, dù đà điểu mẹ cũng biết cách úm con rất kỹ trong thời gian chim con còn non ngày tuổi. Chính vì lẽ đó nên giống đà điểu hoang dã tuy đã xuất hiện trên thế giới này từ thời cổ đại nhưng số lượng không nhiều, mặc dù chúng mới bị săn bắt có mấy trăm năm sau này thôi.
Chim con có thể trạng yếu từ lúc còn là phôi thai trong trứng. Một nghiên cứu tại Úc mới đây cho thấy khi ấp tỷ lệ phôi chết đến mức 15% và trứng không thụ tinh chiếm đến 42%. Con số 15% phôi bị chết trước khi trứng nở đã nói lên thể trạng chim con đã yếu từ lúc còn là phôi thai. Còn con số 42% trứng không thụ tinh có phải nhắm vào thể lực của con trống không hoàn toàn sung mãn?
- Do sức đề kháng yếu: Đa số chim non đà điểu đều có sức đề kháng yếu. Tuy mới nở ra một vài ngày, thân xác khá to, gần bằng con gà giò, nhưng trông chúng có vẻ yếu ớt và dễ vướng nhiều thứ bệnh như bệnh ho, tiêu chảy, lúc nào cũng có dáng lù rù, không lanh lợi, do đó cần phải được úm kỹ trong lồng úm ít ra cũng một vài tuần đầphau. Nói về bệnh tật, đà điểu con còn phải vướng nhiều thứ bệnh hơn cả đà điểu lớn và chúng dễ chết vì những thứ bệnh đó.
- Do cơ thể thiếu khoáng, thiếu vitamine: Đà điểu sơ sinh thường bị dị tật ở chân, tuy chỉ chiếm vài phần trăm nhưng đây cũng là điều đáng buồn đối với những người chăn nuôi chúng. Trường hợp này gà con, vịt con cũng bị nhưng không nhiều. Những con chim con mới nở đã bị liệt cơ, bại xụi, nhẹ thì chân đi vòng kiềng…
Hiện nay chưa một nhà nghiên cứu nào về giống chim này tìm ra được nguyên nhân vì đây mà tỷ lệ phôi chết quá nhiều, nguyên nhân vì sao đà điểu sơ sinh bị dị tật ở chân, nguyên nhân vì sao mà trứng không cồ lại chiếm tỷ lệ hơn 40 phần trăm như vậy… Trước mắt, những nhà chăn nuôi đà điểu lâu năm có nhiều kinh nghiệm khuyên chúng ta nên tăng thêm chất khoáng và vitamine trong khẩu phần ăn hàng ngày của đà điểu các lứa tuổi để giúp chúng sống khỏe mạnh hơn.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình