Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Xin cho biết cách chăm sóc chim đà điểu sơ sinh ra sao?
Đà điểu sơ sinh đa số sức khỏe yếu mà sức đề kháng cũng kém nên chúng mới bị lắm thứ bệnh tật tấn công. Vì vậy mới có lời khuyên là nên úm kỹ và cho ăn bổ sung khoáng chất cùng các loại vitamine, nhất là vitamine E thì mới hy vọng hạn chế được sự hao hụt.
Với chim con hoang dã, chúng cũng được chim mẹ úm kỹ. Điều mà các nhà nghiên cứu về đà điểu đang thắc mắc và cố tìm câu trả lời, là không hiểu tại sao chim con sống ngoài trời sau khi ra khỏi vỏ trứng đã vội tìm đến các đống phân (tương tự như phân trâu bò) của cha mẹ nó để rúc mỏ xuống đó không hiểu có lợi gì. Đành rằng cách làm đó là theo bản năng sinh tồn mà tạo hóa đã đặt ra cho giống chim chạy này, nhưng trong đống phân dơ bẩn đó đâu có gì ăn được, lại có nhiều vi trùng sinh sôi nảy nở trong đó. Hay phải chăng chúng cần các loại vi trùng này để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể? Quả thật vi trungf cũng có mặt lợi giúp ích phần nào cho sự tiêu hóa của chim.
Nói đến chăm sóc chim non là phải nói đến công việc ngày đêm phải túc trực bên máy ấp canh chừng trứng nỏ để phụ giúp kịp thời những con chim quá yếu không đủ sức phá vỡ vỏ trứng mà ra. Nuôi những con chim yếu sức này duy chỉ có người nhiều kinh nghiệm và thực sự yêu nghề mới lo liệu tốt được.
Nuôi chim non phaải úm kỹ trong những ngày đầu để giúp chúng được sống ấm áp. Nơi đặt lồng úm phải được che chắn để được kín gió và đáy lồng úm phải lót bao bố hay rơm khô, cỏ khô một lớp dày để giúp chim non được ấm áp hơn. Bao bố và rơm này phải được thay đổi luôn khu vực nuôi đà điểu con được sạch sẽ.
Khâu cho chim ăn cũng phải chăm lo cẩn thận. Do giống chim này là giống ăn tạp, những gì trước mắt chúng, thấy vừa miệng là chúng cứ gắp mổ không cần biết đến thứ cho vào miệng đó có thực sự là thức ăn được hay không. Chim con và ngay cả chim lớn cũng đều có cách ăn uống cẩu thả như vậy. Do đó, trong khu vực nuôi chim con cần được quét dọn thường xuyên, không để những tạp chất vương vãi, nhất là những đồ vật có kích thước quá nhỏ. Đã có nhiều đà điểu con bị chết do ăn quá nhiều đất đen, đất đỏ vì chúng tưởng là thức ăn có thể nuôi sống chúng. Ngay cát là thứ chúng ăn được, ta cũng chỉ cho ăn hạn chế trong tuần tuổi đầu khi chim chưa được khôn lanh. Còn thức ăn tinh nên đổ vào khay, rau có băm nhuyễn cũng nên cho ăn số lượng ít đến nhiều dần theo sự lớn của chúng…
Ngoài ra, ta còn phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của chim non. Nếu thấy có sự bất thường nào xảy đến cho chúng như kém ăn, bỏ ăn, như chảy nước mắt hay đau mắt, như cách đi đứng không bình thường, như phân quá xấu…đều phải cố tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách chữa trị kịp thời mới tốt.
Trong những ngày nắng ráo, thời tiết tốt, nên cho đà điểu con sinh sống ở ngoài trời, và khu vực chăn thả trước đó phải được quét dọn sạch sẽ.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình