Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Kỹ thuật trồng trọt - Cây lúa
Cây lúa ngoài bệnh đốm vằn thường xuyên gây hại, thì vào vụ lúa Đông Xuân bệnh đạo ôn cũng thường phát sinh và gây hại khá nặng (nhất là những ruộng lúa được quan tâm chăm bón nhiều dẫn đến quá xanh tốt). Xin được nói rõ thêm về căn bệnh này và biện pháp phòng trừ chúng sao cho có hiệu quả?
Đạo ôn là một trong vài loại bệnh hại nguy hiểm cho cây lúa ở các tỉnh phía Nam. Theo quy luật chung thì vụ Đông-Xuân thời tiết thường lạnh, có nhiều sương mù, trời âm u ít nắng... đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển. Thực tế đồng ruộng cho thấy đa số các giống lúa đang được gieo trồng phổ biến hiện nay ở các tỉnh phía Nam là giống nhiễm bệnh đạo ôn, cả hai điều kiện này rất dễ tạo điều kiện cho bệnh phát sinh gây hại mạnh trong các vụ Đông-Xuân. Bệnh có thể gây hại trên lá, trên cổ bông, đốt thân và cả trên hạt.
- Trên lá: bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ  nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh giống như bị nước sôi, sau đó chuyển sang màu nâu, rồi lan rộng dần ra thành hình thoi (có người gọi là hình mắt én) xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng. Khi bệnh phát triển mạnh nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho chỗ bị bệnh bị cháy khô. Nếu nặng cả lá bị cháy khô, cây lúa bị lụi xuống.
Trên cổ bông, đốt thân: nấm bệnh tấn công trên đốt thân, cổ bông hoặc trên gié lúa, chỗ bị bệnh lúc đầu cũng có màu xám xanh sau đó chuyển dần sang màu nâu, nâu đậm, nếu gặp ẩm độ không khí cao, vết bệnh sẽ mọc một lớp nám màu mốc xám xanh, khi khô vết bệnh bị nhăn lại, gặp gió to chỗ bị bệnh bị gẫy gập, làm cho hạt lúa bị lép lửng, gây thiệt hại nặng suất nghiệm trọng.
- Trên hạt: vết  bệnh có hình đốm tròn, viền nâu, tâm màu xám trắng, đường kính khoảng 1­2mm, làm cho hạt bị lem lép.
- Để hạn chế tác hại của bệnh Đạo ôn một cách chủ động, cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp trong quy trình quản lí dịch hại tổng hợp ngay từ đầu vụ. Cụ thể là:
- Dùng giống lúa kháng bệnh: tùy theo tình hình đất đai, tập quán canh tác mà chọn giống lúa kháng bệnh phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
- Không nên lấy lúa ở những ruộng đã bị bệnh đạo ôn ở vụ Hè Thu vừa thu hoạch để làm giống cho vụ Đông Xuân sau. Trước khi ngâm ủ nên ngâm giống trong nước nóng 54 độ C trong 10 phút. Cũng có thể xử lý giống bằng cách sau khi ngâm vớt giống lên để ráo nước rồi cứ mỗi giạ lúa giống trộn khoảng ba muỗng canh vun thuốc Rovral 50 WP hoặc Copper B-WP, sau đó đem ngâm ải giống bình thường.
- Tùy theo chất đất ở ruộng của các bạn tốt hay xấu, tỷ lệ nẩy mầm của giống cao hay thấp... mà gieo sạ khoảng 100-120 kg lúa giống cho một ha là vừa, nếu dùng máy sạ hàng chỉ nên dùng khoảng 70-80 kg.
- Không nên bón quá nhiều phân đạm, tuyệt đối không bón đạm tập trung vào trước thời kì cuối đẻ nhánh, làm đòng và trước sau trỗ, vì đây là hai thời kì cây lúa dễ bị nhiễm bệnh nhất. Cần bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Nếu đã có kinh nghiệm thì nên "nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây" để bón sao cho phù hợp, nếu chưa có kinh nghiệm thì nên bón theo bảng so màu lá lúa, tạo cho cây lúa chắc khỏe, đừng để cho cây lúa quá tốt lốp. Khi bệnh chớm xuất hiện mà thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh thì phải ngưng bón đạm và không được để cho ruộng khô nước.
Phải kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, chú ý những ruộng trồng giống nhiễm, những ruộng lúa tốt lốp, những ruộng đang ở thời kì cuối đẻ nhánh làm đòng và trước sau trỗ. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện mà thời tiết lại đang phù hợp cho bệnh phát sinh, phát triển và có khả năng gây hại nặng (thời tiết mát mẻ, ban đêm lạnh, đêm và sáng sớm có nhiều sương mù, ban ngày trời nhiều mây âm u ít nắng...) thì phải phun xịt thuốc kịp thời. Nên dùng bằng một trong các loại thuốc như:
Superin 20EC/40EC/80EC/50WP; Golcol 20SL/50VVP; Fuji- one 40EC; Fuan 40EC; Beam 75WP; Rabcide 30WP; Kasai 21,2WP... Ở giai đoạn sắp trỗ nếu thấy thời tiết thuận lợi cho bệnh thì phun ngừa một đợt thuốc vào lúc lúa sắp trỗ đến trỗ lẹt xẹt bằng các loại thuốc như: Superin 20EC/40EC/80EC/50WP; Fuji-one 40EC;Fuan 40EC; Trizol 20WP và thêm một lần nữa sau đó khoảng 10-15 ngày (tùy theo lần trước phun sớm hay trễ) để phòng ngừa bệnh tấn công trên cổ bông, bông và hạt lúa bằng các loại thuốc như: Golcol 20SL/50WP; Rabcide 30WP.;Kasai 21,2WP.
Nguồn: thuvien.mard.gov.vn
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình